Nguy cơ mắc căng thẳng và bệnh tim đối với người chăm sóc

 Nếu quý vị không tự chăm sóc chính mình thì ai sẽ chăm sóc cho người khác?

  • Quý vị lại một lần nữa hủy buổi chơi bài vào hôm thứ Hai vì chồng quý vị không khỏe vào cuối tuần và hôm nay quý vị không thể để anh ấy một mình.
  • Các loại thuốc của anh ấy phức tạp và quý vị hiểu rằng quý vị là người mà anh ấy thực sự cần để uống thuốc đúng giờ.
  • Con gái quý vị chuẩn bị tới giúp, nhưng quý vị lại sợ một buổi mà người khác tìm thấy lỗi của quý vị.

Quý vị thấy cảm giác: đánh trống ngực; lòng bàn tay đổ mồ hôi, nghiến chặt hàm hoặc suy nghĩ tiêu cực, những ý nghĩ không thể thốt ra bằng lời. Quý vị bị căng thẳng và quý vị đang khiến trái tim của mình gặp phải nguy cơ.

Căng thẳng mạn tính

Căng thẳng mạn tính có thể tàn phá sức khỏe và trái tim của quý vị: tổn thương thành động mạch và hệ miễn dịch, đau đầu và đau bụng, hormon căng thẳng chạy khắp trong máu và nhiều vấn đề khác. Căng thẳng không chỉ làm quý vị đổ bệnh, mà còn có thể ảnh hưởng tới cách quý vị chăm sóc cho người khác, cách quý vị phản ứng với những tình huống thường ngày, và cách quý vị sống cuộc sống của chính mình.

Nhưng nếu giống với hầu hết những người chăm sóc, quý vị hiếm khi thừa nhận căng thẳng bên trong mình hoặc cho mình nghỉ ngơi năm phút để hít thở sâu.

Thay vào đó, quý vị nướng một chiếc bánh rồi ăn một phần ba chiếc bánh đó. Hoặc, tự cho phép mình uống hai ly trước bữa tối. Hoặc hút thuốc khi không ai nhìn thấy. Hoặc thức cả đêm xem những bộ phim cũ, quá mệt mỏi để làm bất cứ thứ gì ngoài việc thẫn thờ.

Nói cách khác, có một khả năng tương đối cao là quý vị đang hủy hoại chính mình, làm trầm trọng hơn tình trạng căng thẳng bằng việc đưa ra những lựa chọn tồi. Những lựa chọn đó có thể khiến quý vị cảm thấy tốt lúc đó, nhưng có lẽ không giúp quý vị làm những việc quý vị phải hoàn thành hoặc giúp quý vị giải quyết vấn đề theo cách có ý nghĩa.

Chăm sóc cho bản thân quý vị

Nhưng nếu quý vị không chăm sóc cho bản thân và trái tim của quý vị hoặc quý vị đang trở thành người chăm sóc bị kiệt sức, thì quý vị sẽ không thể ở bên để chăm sóc hoặc yêu thương những người đang trông cậy vào quý vị.

Lời khuyên để trở thành người chăm sóc thành công

Đã đến lúc trải lòng về sức khỏe trái tim của quý vị, với sự trợ giúp của Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ (AHA) và National Family Caregivers Association.

  1. Có trách nhiệm đối với cuộc sống của mình. Đừng để bệnh trạng của người thân luôn chiếm vị trí trung tâm.
  2. Yêu thương, tôn trọng và quý trọng bản thân. Quý vị đang làm một công việc rất vất vả; quý vị xứng đáng với khoảng thời gian có ý nghĩa dành cho riêng mình.
  3. Theo dõi các dấu hiệu trầm cảm; nhận trợ giúp chuyên nghiệp sớm hơn thay vì để muộn. Khi mọi người đề nghị giúp đỡ, hãy đồng ý! Ưu tiên và ủy thác khi mọi người hỏi có thể giúp gì cho quý vị.
  4. Trang bị cho bản thân kiến thức về bệnh của người thân. Việc chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống bất ngờ sẽ mang đến thêm sự chủ động.
  5. Hãy cởi mở với những công nghệ và ý tưởng mới giúp tăng sự tự chủ cho người thân của quý vị và giúp quý vị làm việc dễ dàng hơn.
  6. Hãy tin vào bản năng của quý vị. Trong hầu hết trường hợp, chúng sẽ đưa bạn đi đúng hướng.
  7. Nếu quý vị cảm thấy sắp mất bình tĩnh hoặc nóng giận, hãy dành ít phút để thư giãn và hít thở. Bỏ đi chỗ khác, thậm chí chỉ 5 phút, để lấy lại bình tĩnh và ổn định trở lại.
  8. Sống trân trọng từng khoảnh khắc. Đón nhận những ngày tốt lành và buông bỏ những điều xấu.
  9. Kết nối với những người có chung những khó khăn tương tự. Việc thấy mình không đơn độc sẽ mang tới cho quý vị nguồn sức mạnh lớn lao.

Quý vị không đơn độc. Có những người sẽ chia sẻ, cho lời khuyên và cung cấp thông tin cho quý vị. Quý vị có thể biết thông tin chỉ sau một cú nhấp chuột. Đây là một nơi để bắt đầu: Mạng lưới hỗ trợ của AHA

Tìm hiểu xem liệu chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ cho người thân của quý vị hay không.