Dấu hiệu cho thấy người chăm sóc bị kiệt sức và cách phòng tránh

Vì tình yêu, vì trách nhiệm hay vì mong muốn làm điều đúng đắn, quý vị có thể là một trong hơn 40 người trưởng thành ở Bắc Mỹ chăm sóc cho người thân cao tuổi, mắc bệnh mãn tính hoặc khuyết tật, theo số liệu của Pew Research Center (Trung tâm nghiên cứu Pew).

Thực tế, 70 phần trăm người chăm sóc gia đình chăm sóc cho một người trong hơn 65 năm, trong khi đó 22 phần trăm chăm sóc cho hai người và 7 phần trăm chăm sóc cho ba người trở lên. Ba mươi hai phần trăm (32 phần trăm) người chăm sóc mô tả trải nghiệm của họ là rất áp lực.

Quý vị cảm thấy quen thuộc chứ?

Quý vị đang sắp trở thành người chăm sóc bị kiệt sức. Các chuyên gia tâm lý - những người đã định nghĩa khái niệm này là "tình trạng suy nhược về tinh thần do áp lực không thể giải tỏa" - và quý vị không nên coi nhẹ vấn đề này, Khi hầu hết người chăm sóc nghi ngờ họ bị kiệt sức, thực tế, họ đã phải chịu rất nhiều triệu chứng.

Bên cạnh việc chăm sóc cho bệnh tình của người thân, họ cũng có thể phải đối mặt với các áp lực tài chính, những thay đổi về hoạt động trong gia đình và sự gián đoạn chung đối với cuộc sống gia đình. Công thức chung đối với người chăm sóc bị kiệt sức đó là tình trạng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng chăm sóc cho người khác và có thể khiến sức khỏe của họ bị suy giảm.

Nếu quý vị biết tình trạng người chăm sóc bị kiệt sức là gì, quý vị có thể bảo vệ bản thân khỏi điều đó.

14 dấu hiệu cảnh báo tình trạng người chăm sóc bị kiệt sức

  • Thiếu năng lượng
  • Mệt mỏi quá mức
  • Các vấn đề giấc ngủ (quá nhiều hay quá ít)
  • Thay đổi về thói quen ăn uống; sụt hay tăng cân
  • Cảm giác tuyệt vọng
  • Không tham gia hay mất đi sự quan tâm tới các hoạt động mà quý vị từng thich
  • Phớt lờ nhu cầu tình cảm và thể chất của chính bản thân
  • Cảm giác như công việc chăm sóc đang điều khiển cuộc sống của quý vị
  • Trở nên thiếu kiên nhẫn, dễ cáu kỉnh hoặc tranh cãi bất thường với người mà quý vị chăm sóc và/hoặc người khác
  • Lo lắng về tương lai
  • Chán nản hoặc dễ thay đổi tâm trạng
  • Khó giải quyết các vấn đề thường ngày
  • Đau đầu, đau dạ dày và những vấn đề sức khỏe khác
  • Sức đề kháng với bệnh tật kém

Ngăn chặn tình trạng kiệt sức ở người chăm sóc

Bây giờ quý vị đã biết cần chú ý những gì, sau đây là một số lời khuyên giúp quý vị ngăn chặn tình trạng kiệt sức ở người chăm sóc.

  • Hãy xin giúp đỡ! Cần giúp đỡ không khiến quý vị trở thành người chăm sóc tồi tệ. ĐIều đó chỉ đơn giản là quý vị không thể chăm sóc một mình (không ai có thể làm việc đó một mình).
  • Hãy cho bản thân nghỉ ngơi. Rời khỏi nhà. Thăm bạn bè. Chăm sóc bản thân bằng một buổi mát-xa. Ngâm mình trong bồn tắm.
  • Chăm sóc bản thân. Đừng bỏ qua các buổi hẹn khám với bác sĩ chỉ vì quý vị quá bận. Tập thể dục, ăn tốt và ngủ đủ giấc.
  • Thức dậy sớm hơn 15 phút và tận dụng khoảng thời gian dành cho bản thân này. Ngồi và thưởng thức ly trà hoặc cà phê. Ghi nhật ký về những khó khăn và cảm xúc của quý vị. Ngồi thiền, cầu nguyện, thư giãn... Hãy làm mọi thứ mà quý vị muốn. 
  • Hãy liệt kê danh sách các hoạt động và công việc hàng ngày của quý vị. Hãy xem quý vị có thể nhờ bất kỳ ai khác không. Vợ/chồng quý vị có thể nấu cơm tối hai lần hay một lần mỗi tuần. Bạn bè hoặc họ hàng của quý vị có thể giúp làm việc vặt hay giặt quần áo. Mọi người thường muốn giúp đỡ - hãy tận dụng họ!
  • Hãy kiểm tra quyền lợi nghỉ phép vì lý do gia đình ở nơi làm của quý vị. Hãy gỡ bỏ gánh nặng trên vai bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho bản thân trong ngày.
  • Nếu người thân của quý vị đang được chăm sóc cuối đời, hãy hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cuối đời về các nhóm hỗ trợ ở địa phương. Trò chuyện với những người đang có hoàn cảnh giống quý vị có thể khiến quý vị khuây khỏa hơn, cởi mở và chia sẻ những khó khăn và niềm vui của quý vị!
  • Nếu có cơ hội đi nghỉ ngơi ngắn ngày ở đâu đó, quý vị hãy cân nhắc về dịch vụ chăm sóc hỗ trợ tạm thời cho người thân của mình. Chương trình chăm sóc cuối đời có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc nội trú ngắn ngày cho người thân của quý vị (nghĩa là hơn 24 giờ và tối đa năm ngày đêm) để giảm bớt gánh nặng cho thành viên gia đình và những người chăm sóc khác.

Luôn có sự hỗ trợ, luôn có những đường tắt và luôn có những chiến lược để sắp xếp lại các ưu tiên của quý vị, từ đó giúp quý vị trở thành người chăm sóc tốt hơn và hạnh phúc hơn.

Tìm hiểu xem liệu chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ cho người thân của quý vị hay không.

BÁC SĨ LÂM SÀNG: ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CỦA CHÚNG TÔI

Tham gia danh sách email của chúng tôi cho hội thảo trực tuyến, tin tức chăm sóc cuối đời và nhiều thông tin khác.