Trải qua nỗi đau buồn khi là trẻ vị thành niên

Không may là đối với rất nhiều thiếu niên, việc mất đi người thân và đau buồn là một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Tới khi học hết cấp ba, 5 phần trăm các học sinh ngày nay sẽ mất cha hoặc mẹ và 20 phần trăm sẽ mất đi một người thân trước tuổi 18. Khi được khảo sát, 90% cho biết họ đã mất đi người thân.¹ Từ năm 2010 tới khoảng giữa năm 2018, trên 170 học sinh tại Mỹ bị bắn chết trong các cuộc xả súng ở trường học².

Phản ứng thường gặp của những thiếu niên đau buồn

Mặc dù sự đau buồn là khác nhau ở mỗi người trải nghiệm nó, tuy nhiên một số phản ứng đau buồn là phổ biến và được xem là thông thường hoặc điển hình. Hầu hết thiếu niên mất đi người thân sẽ có một số hành vi hoặc cảm xúc sau đây:

  • Cảm thấy tức ngực hoặc nghẹn ở cổ họng.
  • Cảm thấy dạ dày trống rỗng và mất cảm giác ngon miệng.
  • Cảm thấy tội lỗi về những điều đã nói hoặc đã làm hoặc những gì chưa nói hoặc chưa làm được.
  • Tức giận hoặc chỉ trích người khác tại bất kỳ thời điểm nào mà không cần lý do.
  • Tức giận cực độ với người quá cố vì họ đã qua đời và sau đó cảm thấy tội lỗi vì sự tức giận đó.
  • Thay đổi tâm trạng đối với những thứ nhỏ nhặt nhất.
  • Bỗng dưng òa khóc.
  • Cảm giác bất an và khó khăn khi phải tập trung vào một nhiệm vụ được giao.
  • Cảm thấy rằng sự mất mát là không có thật và chưa từng xảy ra.
  • Cảm nhận sự hiện diện của người quá cố, hi vọng người đó đi qua cánh cửa như bình thường, nghe thấy giọng nói của người đó hoặc cảm thấy như "nhìn thấy" người quá cố đi xa khỏi tầm mắt của họ.
  • Trò chuyện với các bức ảnh.
  • Trò chuyện với người quá cố ở một nơi đặc biệt.
  • Khó ngủ hoặc có những giấc mơ ám ảnh.
  • Bắt chước phong cách, đặc điểm hoặc mặc quần áo yêu thích của người quá cố.
  • Hồi tưởng và thậm chí là đái dầm có thể khiến cho thiếu niên rất khó chịu.
  • Có nhu cầu kể lại và ghi nhớ những thứ về người thân lặp lại nhiều lần đến mức trở thành gánh nặng cho những người khác.
  • Không có khả năng nói bất cứ điều gì hoặc có nhu cầu cần có trách nhiệm quá mức.
  • Nói về vai trò của người đàn ông hay phụ nữ "mới" trong gia đình, đánh lừa cảm xúc của chính họ bằng cách chăm sóc ai đó.

Không có cách đau buồn nào là "đúng" hay "sai"

Trẻ vị thành niên trải qua cái chết của người thân cần biết rằng không có cách đau buồn nào là "đúng" hay "sai". Nhưng luôn có một vài cách đau buồn hữu ích và một vài cách đau buồn không hữu ích. Nêu những cách thức mang tính xây dựng cho thiếu niên để chúng bày tỏ sự đau buồn sẽ giúp ngăn chặn nỗi buồn và trầm cảm kéo dài hoặc không được giải quyết. Gợi ý những cách thức mang tính xây dựng giúp họ thể hiện cảm xúc - trò chuyện với người mà họ cảm thấy tin tưởng, ghi nhật ký, sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật thay vì kìm nén cảm xúc hoặc chuyển sang các phương pháp đối phó mang tính hủy diệt hơn, như uống rượu, sử dụng ma túy hoặc các hành vi chống đối xã hội hoặc nguy cơ cao.

Sự lên và xuống của đau buồn

Sự đau buồn đến và đi. Không có thứ gì mà thiếu niên không thể "vượt qua" nhưng có những thứ mà họ phải học cách thích nghi. Mặc dù năm đầu tiên và năm thứ hai có thể cực kỳ khó khăn, thiếu niên cần trưởng thành cùng với sự đau buồn và trải qua cảm giác mất mát tại các thời điểm khác nhau trong quá trình họ lớn lên.

Những ngày đặc biệt và thời điểm quan trọng có thể khiến cảm xúc của họ sống lại thông qua ký ức hoặc qua những suy nghĩ "nếu như". Một phần trong quá trình trưởng thành thông thường đối với một thiếu niên là tái kết hợp những gì họ đã học được về sự mất mát vào giai đoạn phát triển hiện tại. Ví dụ: Một học sinh cuối cấp ba có thể mặc chiếc áo sơ mi của người cha quá cố vào ngày lễ tốt nghiệp của mình. Một cô dâu 19 tuổi có thể dâng ly rượu đầu tiên lên người bà quá cố, người quan trọng nhất trong cuộc đời của cô tại tiệc cưới của mình.

Những năm tháng thiếu thời có thể là một thời kỳ khủng hoảng, nhưng những khoảng thời gian đó có thể cực kỳ khủng hoảng đối với những thiếu niên đã trải qua cái chết của người thân hoặc bạn bè. Giống như sự chuyển mùa, sự đau buồn mà các thiếu niên này phải trải qua sẽ tiếp tục và thay đổi khi họ trưởng thành.

¹Ngày nâng cao nhận thức về sự đau buồn của trẻ em (PDF)

²https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_school_shootings_in_the_United_States#2015_to_present

Tìm hiểu xem liệu chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ cho người thân của quý vị hay không.

BÁC SĨ LÂM SÀNG: ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CỦA CHÚNG TÔI

Tham gia danh sách email của chúng tôi cho hội thảo trực tuyến, tin tức chăm sóc cuối đời và nhiều thông tin khác.