Hướng dẫn cho trẻ em tham dự tang lễ và lễ truy điệu

Trẻ em có nên tham dự tang lễ không? Khi ai đó qua đời, người lớn phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn về việc có để trẻ em tham dự tang lễ và lễ truy điệu không.

Cần xem xét nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi của trẻ, sự trưởng thành và khả năng hiểu các khái niệm cơ bản về cái chết, qua đời và mất mát. Những hướng dẫn này về trẻ em tại tang lễ có thể giúp:

Trẻ có sẵn sàng?

Như hướng dẫn chung, trẻ phải được phép tham dự lễ thức canh, lễ tang và chôn cất nếu chúng muốn. Chúng cũng có thể tham gia vào việc tổ chức tang lễ. Tham gia cùng các thành viên gia đình trong các nghi lễ này giúp trẻ nhận được sự hỗ trợ xoa dịu nỗi buồn từ người khác và nói lời tạm biệt theo cách riêng của chúng với người đã chết.

Tuyệt đối không được ép trẻ tham dự tang lễ hoặc lễ truy điệu. Tuy nhiên, điều quan trọng cần hiểu lý do trẻ không muốn tham dự để đối ứng với sự sợ hãi hoặc câu hỏi của chúng. Các câu hỏi có thể là: "Điều con sợ nhất về tang lễ là gì?" "Con nghĩ con có thể cảm thấy thế nào nếu con phải đến lễ truy điệu?" "Con có bất kỳ câu hỏi nào về tang lễ sẽ diễn ra như thế nào không?"

Chuẩn bị cho trẻ

Luôn chuẩn bị cho trẻ về những gì sẽ xảy ra. Làm giảm bớt sự lo lắng của chúng bằng cách mô tả quá trình tang lễ từng bước (những gì chúng sẽ thấy, những người khác có thể phản ứng như thế nào, chúng có thể cảm thấy như thế nào). Điều quan trọng là cần nhắc trẻ rằng khóc hay không khóc đều không sao. Người lớn cần tỏ ra quan tâm và tình cảm với trẻ hơn để chúng không cảm thấy bị lãng quên hoặc bị bỏ rơi. Sẽ rất hữu ích khi sắp xếp một người lớn đáng tin cậy để đưa trẻ rời khỏi tang lễ hoặc lễ truy điệu sớm nếu chúng muốn.

Cho trẻ có quyền lựa chọn

TUYỆT ĐỐI KHÔNG được ép trẻ xem hoặc chạm vào cơ thể người chết. Chúng cần có quyền lựa chọn, điều đó thể hiện sự tôn trọng. Nếu chúng muốn xem thi thể, cần nhắc trẻ nhớ rằng chết là hết và nói trước cho trẻ biết về việc thi thể sẽ như thế nào. Có thể giải thích như sau: "Sally sẽ nằm trong một hòm gỗ được gọi là quan tài. Cô ấy sẽ trông như đang ngủ, nhưng không phải vậy. Cô ấy đã chết. Ngực cô ấy sẽ không phập phồng nữa vì cô ấy không còn thở nữa. Nếu con chạm vào cô ấy, con sẽ cảm thấy lạnh và cứng."

Đối với một số trẻ, việc chạm vào thi thể có thể thỏa mãn trí tò mò của chúng, hoặc như một lời nói lời tạm biệt hoặc thể hiện tình yêu thương. Đôi khi, trẻ cần phải chạm vào hoặc xem thi thể để biết rằng người đó đã chết thật. Nếu trẻ không muốn, người lớn có thể nhẹ nhàng động viên trẻ rằng người thân của chúng trông rất yên bình và thanh thản.

Trẻ có thể được hỏi chúng có muốn chôn theo cái gì cùng người thân yêu của chúng không. Đó thường là sự an ủi khi cho trẻ đặt một món quà nhỏ, một vật lưu niệm, bức tranh, lá thư hay ảnh của chúng vào quan tài.

Giải thích về chôn cất và hỏa táng cho trẻ

Nếu kế hoạch tang lễ bao gồm lễ chôn cất, hướng dẫn này sẽ giúp giải thích chi tiết cho trẻ. Những trẻ hiểu về chôn cất ít có khả năng phát triển những tưởng tượng về nơi người thân của chúng được đưa vào nghỉ ngơi. Có thể giải thích như sau cho trẻ: "Quan tài sẽ được đóng kín và sau đó được đưa đến một nghĩa trang, nơi những người chết khác được chôn trong lòng đất" hoặc "Tro cốt sẽ được đặt ở một nơi an nghỉ đặc biệt trong một tòa nhà được gọi là lăng mộ. Chúng ta có thể đến thăm bất kỳ khi nào chúng ta muốn."

Đôi khi trẻ sẽ khó hiểu hỏa táng là gì. Hãy nhắc nhở trẻ rằng người đã chết không còn cảm giác và họ sẽ không cảm thấy đau đớn. Nếu trẻ muốn xem thi thể trước khi hỏa táng, hầu hết các nhà xác có thể sắp xếp việc này. Khi mô tả về hỏa táng cho trẻ, tốt nhất nên nói: "Hỏa táng diễn ra ở nơi được gọi là nhà hỏa táng. Ở đó họ dùng nhiệt để đốt thi thể thành tro. Tro tàn này thường được đặt trong một chiếc hộp đặc biệt và gia đình quyết định họ muốn làm gì với hộp tro này".

Tìm hiểu xem liệu chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ cho người thân của quý vị hay không.

BÁC SĨ LÂM SÀNG: ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CỦA CHÚNG TÔI

Tham gia danh sách email của chúng tôi cho hội thảo trực tuyến, tin tức chăm sóc cuối đời và nhiều thông tin khác.