Giúp trẻ đối phó với thảm họa công cộng và thiên tai

Trẻ trải qua thảm họa như thế nào

Mỗi khi xảy ra thảm họa công cộng hoặc thiên tai, trẻ có thể sẽ bối rối hoặc sợ hãi. Cha mẹ muốn biết cách đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của trẻ.

Phản ứng của mỗi trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào tính khí, mức độ tiếp cận với sự việc và lịch sử cá nhân của trẻ. Tuy nhiên, sẽ hữu ích khi có sự hiểu biết cơ bản về việc trẻ trải qua những thiên tai và thảm họa công như thế nào, và cách cha mẹ và người chăm sóc có thể can thiệp một cách hiệu quả nhất.

Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên Bang (FEMA) giải thích rằng sau một sự kiện thiên tai, trẻ rất sợ rằng:

  • Sự việc sẽ lại xảy ra.
  • Ai đó sẽ bị thương hoặc thiệt mạng.
  • Chúng sẽ bị chia tách khỏi gia đình.
  • Chúng sẽ phải ở nhà một mình.

Dưới đây là một số cách thông thường mà trẻ phản ứng với một thảm họa công cộng hoặc thiên tai. Vui lòng lưu ý rằng tính nghiêm trọng và cường độ phản ứng chủ yếu phụ thuộc vào việc sự việc ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ như thế nào:

  • Lo lắng hay hoảng loạn
  • Sợ ở một mình
  • Giận dữ không rõ nguyên nhân
  • Làm ầm lên
  • Thường xuyên và dễ khóc
  • Khó tập trung
  • Khó ngủ
  • Mất cảm giác ngon miệng hoặc gián đoạn ăn uống khác
  • Thường xuyên đau ốm
  • Hành động trẻ con hơn, có lẽ suy giảm về các mốc phát triển trước đó
  • Suy giảm thành tích học tập hoặc từ chối/miễn cưỡng đi học

Thiết lập ý thức về sự an toàn

Trẻ làm theo phản ứng của những người lớn quan trọng với chúng. Điều quan trọng nhất mà người lớn có thể làm để giúp trẻ là xây dựng ý thức về an toàn và an ninh. Ngoài ra, người lớn có thể giúp trẻ bằng cách cho chúng trải qua các cảm xúc liên quan đến sự việc. Người lớn nên:

  • Bình tĩnh và kiểm soát tình hình, và tránh tỏ ra sợ hãi hoặc lo lắng.
  • Cho trẻ biết sự thật về chuyện gì đang diễn ra. Bám sát sự thật. Đừng suy đoán và không tập trung vào sự việc này. Sử dụng những lời giải thích phù hợp với trẻ:
    • Trẻ từ mẫu giáo đến tiểu học: Giải thích ngắn gọn và đơn giản. Đưa ra sự trấn an về sự an toàn, an ninh của trẻ và tiếp tục thói quen hàng ngày.
    • Trẻ trung học: Mô tả việc cần làm để đảm bảo an toàn và an ninh cho trẻ. Giúp chúng phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng.
    • Trẻ trung học phổ thông: Nói thẳng vào vấn đề. Cho phép trẻ chia sẻ quan điểm về sự việc và có những gợi ý về cách phòng tránh sự việc trong tương lai. Tìm cách cho chúng giúp đỡ các nạn nhân hoặc hỗ trợ cứu tế sau thiên tai, nếu có thể.
  • Nhắc nhở trẻ về việc chính phủ, cảnh sát, bác sĩ và các chuyên gia khác đang xử lý tình huống.
  • Trấn an trẻ rằng chúng được an toàn. Giải thích (nhắc đi nhắc lại, nếu cần) các cách cụ thể để đảm bảo an toàn cho chúng.
  • Cho phép trẻ được cảm thấy buồn phiền, nhưng không được ép trẻ thể hiện cảm xúc. Hãy là người biết lắng nghe tốt, cảm thông. Giải thích rằng cảm xúc của trẻ là hoàn toàn bình thường. Hiểu rằng những cảm xúc này có thể xuất hiện lại một lúc nào đó.
  • Quan sát phản ứng cảm xúc của trẻ. Quan sát những thay đổi về hành vi, thói quen ngủ và ăn uống. Hãy nhớ rằng trẻ thường xuyên thể hiện cảm xúc thông qua hành vi của chúng, không phải lời nói của chúng.
  • Những trẻ có tiền sử chấn thương trước đó, có bệnh tâm thần hoặc những trẻ có nhu cầu đặc biệt thường có nguy cơ cao hơn.
  • Kiểm tra cảm giác căng thẳng của chính quý vị. Chăm sóc bản thân và nhận hỗ trợ tinh thần mà quý vị cần. Cho con quý vị biết rằng quý vị đang buồn cũng không sao, nhưng cần cho chúng biết quý vị tin rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp.

Ngoài ra, cha mẹ và những người lớn quan trọng khác cần:

  • Giữ gia đình bên nhau càng nhiều càng tốt.
  • Duy trì hoạt động hàng ngày, nhưng hiểu rằng trẻ sẽ gặp khó khăn hơn khi làm bài tập về nhà và việc nhà. Quý vị có thể cần để ý thêm đến trẻ vào giờ đi ngủ.
  • Dành thêm thời gian với trẻ. Cho chúng biết quý vị yêu chúng thế nào. Tiếp xúc nhiều về mặt thể chất với chúng.
  • Hạn chế xem các chương trình TV về thảm họa công cộng hoặc thiên tai.
  • Khuyến khích trẻ dành thời gian với bạn bè và đi học. Sự tương tác với xã hội sẽ giúp ích cho trẻ.
  • Hãy cho cố vấn nhà trường biết nếu con quý vị bị căng thẳng. Nhà trường có thể cung cấp thêm các nguồn lực hỗ trợ tinh thần.
  • Tập trung vào các câu chuyện về niềm hi vọng và sức mạnh. Mọi người được giúp đỡ như thế nào? Có điều gì tốt đẹp xảy ra không?
  • Cho phép trẻ có cơ hội truyền tải những suy nghĩ tích cực đến nạn nhân. Chúng có thể viết thư, làm thơ, vẽ tranh hoặc cầu nguyện cho những nạn nhân.

Khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia

Sau khi xảy ra thảm họa công cộng hoặc thiên tai, các phản ứng sẽ thường giảm dần nếu trẻ được hỗ trợ đầy đủ từ cha mẹ, người lớn và gia đình.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia nếu bất kỳ phản ứng về thể chất, tinh thần hoặc nhận thức được mô tả ở trên vẫn diễn ra trong bất kỳ giai đoạn quan trọng nào, gây suy nhược cho trẻ và/hoặc gia đình, hoặc có ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, mối quan hệ với bạn bè, hay trong các mốc phát triển, v.v.

Các yếu tố khác cần lưu ý ngay lập tức bao gồm thường xuyên có những hành vi gây hấn, các vấn đề nghiêm trọng ở trường, ám ảnh về sự việc chấn thương hoặc tiêu cực.

Khi được bảo đảm, cha mẹ nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ một cố vấn/bác sĩ tâm lý, bác sĩ nhi khoa, người hành nghề đức tin hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần trẻ em/trẻ vị thành niên.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ ứng phó với căng thẳng sau sang chấn

  • Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ
  • Tổ chức Quốc gia về Hỗ trợ Nạn nhân
  • Đường dây khủng hoảng
  • Cứu thế quân
  • Hiệp hội các Chuyên gia về căng thẳng sau sang chấn, www.atss.info

Tìm hiểu xem liệu chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ cho người thân của quý vị hay không.