Đối phó với Thảm họa chung và Thiên tai

Những người sống sót sau các thảm họa chung và thiên tai thường biểu hiện nhiều phản ứng cảm xúc, thể chất và nhận thức đa dạng do hậu quả của sự kiện. Những phản ứng này có sự khác biệt lớn giữa những người sống sót và chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như khoảng cách so với sự kiện, chức năng tâm lý trước đó của người sống sót, các hệ thống hỗ trợ hiện có, các chuẩn mực và giá trị văn hóa, cũng như khả năng nhận thức của người sống sót trong việc tiếp nhận sự giúp đỡ đầy đủ. Nhìn chung, ảnh hưởng của sự kiện càng lớn thì phản ứng càng mạnh.

Những phản ứng điển hình trước thảm họa công cộng và thiên tai

Phản ứng cảm xúc

  • Sốc và bị choáng ngợp – không tin rằng sự kiện đã xảy ra. Mọi người có thể cho biết rằng họ cảm thấy choáng váng hoặc chết lặng trước sự thảm khốc của sự kiện.
  • Hoảng loạn, lo lắng – có thể xảy ra khi thực tại của sự kiện bắt đầu hiện hữu. Những ý nghĩ bắt đầu dồn vào tình trạng khỏe mạnh và hạnh phúc của người thân, sự an toàn của chính bản thân và việc bảo vệ tài sản cá nhân. Mọi người có thể sẽ thường xuyên lặp lại những suy nghĩ về sự kiện.
  • Nhẹ nhõm – vì bản thân và những người khác đã tránh được thương vong.
  • Giận dữ, cáu gắt – trước sức mạnh của thiên nhiên, với thủ phạm (nếu là thảm họa chung), hoặc với chính bản thân vì không bảo vệ được người khác, với chính quyền vì ứng phó chậm trễ, và với Thượng đế.
  • Tội lỗi – vì không thể giúp được những người thân yêu hoặc vì vẫn còn sống sót (khi những người khác không còn nữa).
  • Đau buồn – vì mọi sự mất mát phải hứng chịu. Những người sống sót có thể đứng giữa tâm trạng giận dữ và đau buồn.

Những người sống sót thường gặp phải những cảm xúc mạnh hơn bình thường và cảm xúc của họ có thể tỏ ra khó đoán biết, ví dụ như khóc một lúc rồi tiếp theo là oán giận. Trầm cảm là biểu hiện thường gặp, đặc biệt là do hậu quả của sự kiện.

Những phản ứng cảm xúc lặp lại nhiều lần thường diễn ra trong suốt quá trình phục hồi. Những ngày tưởng niệm sự kiện, chẳng hạn như tròn một tháng hoặc một năm, và những hình ảnh hoặc âm thanh gợi nhắc, chẳng hạn như tiếng còi báo động của xe cứu hộ, có thể gợi lại những ký ức về trải nghiệm đau thương.

Phản ứng nhận thức:

  • Nhầm lẫn
  • Do dự
  • Khó tập trung
  • Hay quên
  • Hồi tưởng về sự kiện, thường đi kèm với nhịp tim nhanh hoặc đổ mồ hôi
  • Dễ giật mình

Triệu chứng về thể chất:

  • Đau đầu do căng thẳng
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi thói quen giấc ngủ và ăn uống
  • Đau nhức cơ thể
  • Buồn nôn

Phản ứng giao tiếp giữa người với người:

  • Mâu thuẫn
  • Không tin tưởng
  • Sống thu mình
  • Các vấn đề về làm việc hoặc học tập
  • Nhạy cảm, cảm giác bị từ chối

Những phản ứng cảm xúc dữ dội trước thảm họa

Những triệu chứng cảm xúc, tâm lý và nhận thức mô tả ở trên thường bắt đầu từ từ biến mất tại một thời điểm nào đó sau sự kiện. Khoảng thời gian phản ứng và phục hồi không giống nhau giữa từng cá nhân và chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố kể trên.

Tuy nhiên, những phản ứng dữ dội nhất định đối với thảm họa có thể cần tới sự chú ý ngay lập tức bởi một chuyên gia đã được đào tạo về phản ứng căng thẳng sau sang chấn:

  • Hồi tưởng lại sự kiện một cách liên tục hoặc mạnh mẽ
  • Tê liệt cảm xúc cực độ hoặc không chấp nhận rằng sự kiện là có thật
  • Những cơn ác mộng hoặc sự hồi tưởng kinh hoàng
  • Đa cảm
  • Cáu gắt, giận dữ, bạo lực cực đoan
  • Cách biệt: những suy nghĩ rời rạc, ưu tư, không nhận thức được xung quanh, hay quên
  • Các đợt hoảng loạn, lo lắng nghiêm trọng
  • Trầm cảm nặng; mất hy vọng, niềm vui hoặc hứng thú; cảm giác tuyệt vọng và vô giá trị; ý nghĩ tự tử
  • Lạm dụng chất kích thích

Nếu một người thân yêu mất đi vì thảm họa chung hoặc thiên tai

Nhìn chung, thời gian bị sốc thường ngắn. Sau thời gian này có thể sẽ là sự đau khổ dữ dội do chia ly và cảm giác đau buồn tột độ. Gia quyến người đã khuất có thể tìm kiếm người thân của mình ngay cả khi người đó đã mất. Những người sống sót có thể trở nên giận dữ vì người thân đã mất và bỏ lại họ một mình hoặc giận dữ với những người khác nếu thảm họa là do con người và đáng lẽ đã có thể ngăn cản được.

Cuối cùng, người còn sống sẽ bắt đầu hướng những phản ứng đau buồn vào những mối liên kết tâm lý với người đã khuất và những ký ức về mối quan hệ giữa họ.

Cái chết do thiên tai và thảm họa chung có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn trong việc gặp phải những hệ lụy từ việc mất người thân đối với người còn sống sót. Bởi vì những cái chết này thường bất ngờ, chấn động hoặc có thể khiến người còn sống không thể nhận diện được thi thể của người thân hoặc xác minh cái chết thực sự.

Các yếu tố nguy cơ khác đối với nỗi đau buồn phức tạp bao gồm:

  • Người qua đời là trẻ em
  • Các yếu tố gây căng thẳng khác đồng thời xảy ra trong cuộc sống
  • Mức độ mâu thuẫn tình cảm cao trong mối quan hệ với người đã mất
  • Một mối quan hệ phụ thuộc ở mức cao
  • Tính dễ bị tổn thương của cá nhân và/hoặc lịch sử đối phó với nghịch cảnh trong quá khứ
  • Cảm thấy thiếu sự hỗ trợ xã hội
  • Tiền sử mắc bệnh tâm thần, lạm dụng chất kích thích

Lời khuyên về cách đối phó với thảm họa chung hoặc thiên tai dành cho những người vừa mới chịu sự ảnh hưởng của sự kiện:

  • Để bản thân thể hiện cảm xúc mà quý vị đang cảm thấy – đừng chờ đợi, đừng kìm nén.
  • Đừng ngại ngần đón nhận sự hỗ trợ và giúp đỡ của người khác; điều này sẽ giúp những người thân của quý vị đỡ cảm thấy bất lực hơn.
  • Yêu cầu trợ giúp từ những người có thể lắng nghe, khi biết rằng người khác trong hệ thống hỗ trợ của quý vị có thể cũng đang bị quá tải.
  • Cho bản thân thời gian để hồi phục; kiên nhẫn với những thay đổi trong trạng thái cảm xúc của mình.
  • Viết lại suy nghĩ, tình cảm và cảm xúc của quý vị vào nhật ký.
  • Tham gia vào một nhóm trợ giúp dành cho các nạn nhân của thảm họa/thảm kịch, nhóm này được một dẫn dắt bởi một chuyên gia đã qua đào tạo chuyên môn. Những nhóm như vậy có thể đặc biệt hữu ích nếu quý vị có hệ thống hỗ trợ hạn hẹp.
  • Cung cấp hỗ trợ tinh thần cho người khác giúp chuyển hướng và giảm bớt sự tập trung vào nỗi đau của bản thân.
  • Chăm sóc thể chất cho bản thân để ứng phó với áp lực tốt hơn: ăn các bữa ăn cân bằng, tập thể dục, tránh sử dụng ma túy và rượu, nghỉ ngơi nhiều.
  • Tái thiết lập các thói quen thường ngày chẳng hạn như giờ ăn và tập thể dục, nhưng đừng ép bản thân quay trở lại ngay lịch trình chính xác mà quý vị vẫn thực hiện trước khi xảy ra sự kiện đó. Mỗi ngày dành chút thời gian để bản thân thư giãn, suy ngẫm và tận hưởng theo cách nào đó.
  • Tránh đưa ra các quyết định quan trọng trong đời - chẳng hạn chuyển chỗ ở, thay đổi công việc, chấm dứt một mối quan hệ cho đến khi sự kiện đó qua đi và quý vị có thể đưa ra các quyết định sau khi đã suy nghĩ thấu đáo và hợp lý.

Phản ứng thông thường của những người không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa chung và thiên tai.

Những người không bị tác động trực tiếp bởi sự kiện đó có thể thấy cảm thông quá mức và khát khao giúp đỡ các nạn nhân. Những người ở xa đôi khi có thể có một số phản ứng về nhận thức, cảm xúc và thể chất giống như những gì đã mô tả ở trên.

Thường thì mọi người sẽ có "cảm giác tội lỗi của người sống sót", đồng thời cũng cảm thấy nhẹ lòng vì đã thoát nạn. Những người ở xa thường cho biết cảm thấy dễ bị tổn thương hơn sau khi chứng kiến hậu quả của thảm họa và có thể bắt đầu suy ngẫm lại về điều gì là quan trọng trong cuộc đời của chính họ.

Một vài lời khuyên giúp đối phó với thảm họa chung và thiên tai nếu quý vị không trực tiếp bị tác động bởi sự kiện đó:

  • Chấp nhận phản ứng của quý vị đối với sự kiện đó; nói chuyện với người khác về cảm nghĩ của mình.
  • Nên nhớ rằng việc cảm thấy có lỗi xen lẫn cảm giác nhẹ lòng là chuyện bình thường nếu quý vị không chịu tác động trực tiếp từ sự kiện đó.
  • Tạm dừng suy nghĩ về sự kiện đó. Tắt TV và radio một thời gian; tránh nghe các tin tức về sự kiện đó.
  • Tiếp tục thói quen thường nhật của bản thân.
  • Duy trì mọi thứ theo tiến độ. Dù sự kiện đó thật khủng khiếp, hãy thử tập trung vào một vài điều tốt đẹp trong cuộc đời quý vị, những thứ mà quý vị cảm thấy biết ơn.
  • Tham gia tình nguyện cho một tổ chức cứu trợ thảm họa.
  • Quyên tặng cho một tổ chức cứu trợ thảm họa hoặc hiến máu. Góp sức giúp đỡ mọi người có thể giúp quý vị chống lại cảm giác bất lực. Nếu quý vị không thể đóng góp sức lực, quý vị có thể làm tình nguyện viên để gây quỹ hỗ trợ.
  • Giúp những người đang phải chịu mất mát bằng cách xác nhận sự mất mát ấy theo một số cách như gửi thiệp, gửi thư hoặc dành một phút mặc niệm. 
  • Giúp ai đó đang có một nhu cầu cụ thể như cung cấp phương tiện vận chuyển, trông trẻ, chăm sóc người cao tuổi, giặt giũ hoặc nấu một bữa ăn.

Nhiều người trực tiếp hoặc gián tiếp đã trải qua và sống sót vượt qua một thảm họa chung và thiên tai cho biết mối quan hệ của họ với người khác được cải thiện, có ý thức về sức mạnh cá nhân lớn hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn ngay cả khi cảm thấy dễ tổn thương và cảm thấy quý trọng hơn "những điều tưởng như nhỏ nhặt trong đời".

Các biện pháp can thiệp giúp những người sống sót vượt qua thảm họa chung và thiên tai

Nếu một ai đó đang phải gánh chịu những triệu chứng cảm xúc trầm trọng như mô tả ở trên, hãy tìm sự trợ giúp từ các chuyên gia đã được đào tạo để xử lý phản ứng căng thẳng sau sang chấn.

Những người đã qua đào tạo để phản ứng ngay với một khủng hoảng sẽ tập trung vào việc xử lý sự cố và suy ngẫm về các tác động của nó đối với những người sống sót, cho phép thể hiện cảm xúc và suy nghĩ liên quan tới sự kiện đó. Họ còn cung cấp hướng dẫn về các phản ứng cảm xúc dự đoán trước nhằm giúp những người bị tác động lên kế hoạch cho tương lai. Một cuộc kiểm tra chuyên môn có thể hữu ích nhất ngay sau sự kiện đó xảy ra nhưng mọi người có thể tiến hành chuyện này vào bất cứ lúc nào.

Nhiều người có thể đối phó hiệu quả thông qua các hệ thống hỗ trợ của riêng họ. Tuy nhiên sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng những vấn đề nghiêm trọng tiếp tục xảy ra sau sự kiện đó và chúng tiếp tục tác động tới mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của mọi người.

Những người tiếp tục gặp phải các vấn đề nên tham vấn với một chuyên gia về sức khỏe tâm thần đã qua đào tạo và có kinh nghiệm. Những chuyên gia này sẽ hướng dẫn mọi người về những phản ứng thông thường đối với áp lực cực độ và giúp họ tìm ra cách hữu ích để đối phó với tác động tinh thần đó. Các chuyên gia về chăm sóc cuối đời có thể giúp trong việc đáp ứng các phản ứng đau buồn về dài hạn.

Những người chịu tác động trực tiếp từ sự kiện cần trò chuyện về câu chuyện của họ, về những điều đã xảy ra, những gì họ suy nghĩ và cảm nhận cũng như cách họ phản ứng lại sự kiện đó như thế nào. Thường thì rất khó để người khác, những người đang chịu đau khổ lắng nghe và cảm thông.

Những người sống sót vượt qua các thiên tai cũng cũng cần được hỗ trợ về mặt tâm linh, ngay cả khi niềm tin tâm linh của họ bị lung lay vì hậu quả của thảm họa chung và thiên tai. Những nạn nhân có thể tự hỏi làm thế nào mà một sự việc kinh khủng như vậy có thể xảy ra, hoặc họ có thể phải đấu tranh với những sự việc không chắc chắn mới phát sinh khi họ tìm kiếm sức mạnh và ý chí để tiếp tục tiến bước hoặc bắt đầu lại từ đầu.

Hỗ trợ tâm linh từ một thành viên nhóm chăm sóc cuối đời có thể xác định và xử lý các dấu hiệu về sự bối rối hoặc suy sụp về mặt tinh thần, cho phép họ thể hiện và cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn về mặt tâm linh.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ ứng phó với căng thẳng sau sang chấn

  • Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ
  • Tổ chức Quốc gia về Hỗ trợ Nạn nhân (NOVA)
  • Đường dây khủng hoảng
  • Cứu thế quân
  • Hiệp hội các Chuyên gia về căng thẳng sau sang chấn, www.atss.info

Tìm hiểu xem liệu chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ cho người thân của quý vị hay không.

BÁC SĨ LÂM SÀNG: ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CỦA CHÚNG TÔI

Tham gia danh sách email của chúng tôi cho hội thảo trực tuyến, tin tức chăm sóc cuối đời và nhiều thông tin khác.