Đừng để nỗi đau buồn biến thành chứng trầm cảm

Đau buồn là phản ứng tự nhiên khi trải qua sự mất mát lớn, nhưng khi trở thành thử thách quá lớn hay kéo dài quá lâu, nó sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động và niềm vui hàng ngày, nó có thể tiến triển trở thành chứng trầm cảm.

Sau đây là một số lời khuyên khác để xác định, tránh và vượt qua chứng trầm cảm liên quan đến đau buồn.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là cảm giác buồn bã, chán nản, bi quan hay tuyệt vọng kéo dài trong vài tuần hay vài tháng và làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý các công việc hàng ngày. Nỗi đau buồn khiến quý vị khó tập trung tinh thần hay tìm thấy năng lượng để giải quyết các vấn đề. Nếu vấn đề trở nên tồi tệ hơn, nỗi buồn cũng sẽ gia tăng và tiến triển trở thành trầm cảm. Trầm cảm cũng có thể bị gây ra do thuốc hoặc sự thay đổi về hóa chất trong cơ thể. Cần phải có một yếu tố tác động để phá vỡ tình trạng đó.

Hãy chú ý:

  • Các thay đổi về khẩu vị
  • Mất ngủ hay ngủ không sâu giấc
  • Mức độ năng lượng giảm sút
  • Suy giảm khả năng tập trung
  • Mất niềm vui vào những thứ từng mang lại cho quý vị sự thỏa mãn, thích thú và hạnh phúc

Cách ngăn chặn trầm cảm

  • Duy trì mối liên lạc với những người mang lại cho quý vị niềm vui.
  • Duy trì sự năng động về thể chất, tinh thần và trí tuệ tốt nhất có thể.
  • Thảo luận cởi mở về cảm xúc của quý vị với gia đình, bạn bè hay thành viên của nhóm VITAS.
  • Kể cho người khác biết quý vị cần và muốn gì; đừng hy vọng họ đọc được suy nghĩ của quý vị.
  • Đặt ra những mục tiêu hợp lý, có thể đạt được cho bản thân. Tốt nhất nên đặt ra các mục tiêu thấp và đạt được chúng thay vì đặt ra các mục tiêu quá cao và thất bại.
  • Kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực lặp lại.

Nếu quý vị cảm thấy trầm cảm đang vượt khỏi tầm kiểm soát, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia sức khỏe tâm thần, có thể là bằng cách tư vấn, sử dụng thuốc điều trị hoặc cả hai.

Những điều cần cân nhắc

  • Cảm giác của quý vị là thực tế.
  • Vấn đề của quý vị là thực tế và một số mức độ trầm cảm là bình thường.
  • Việc những người không thể hiểu quý vị đang nghĩ như thế nào cố gắng cổ vũ quý vị là điều rất bình thường. Chấp nhận nỗ lực giúp đỡ của họ, nhưng nếu cách của họ khiến quý vị cảm thấy buồn hơn, hãy nói với họ rằng lời nói hay hành vi của họ khiến quý vị cảm thấy không vui.
  • Mệt mỏi và kiệt sức cũng có thể góp phần tạo thành sự trầm cảm.
  • Nỗi đau có thể làm gia tăng sự trầm cảm và trầm cảm có thể làm gia tăng nỗi đau.
  • Những bệnh nhân trầm cảm có thể có xu hướng trở nên ích kỷ khiến người thân trong gia đình cảm thấy giận dữ.
  • Nếu quý vị là người chăm sóc, hãy nhớ rằng quý vị không chịu trách nhiệm về tình trạng trầm cảm của bệnh nhân.

Điều cần làm

Kiểm soát suy nghĩ tiêu cực bằng cách:

  • Hét to lên "DỪNG LẠI" khi quý vị thấy bản thân đang có suy nghĩ tiêu cực.
  • Tự mường tượng một chiếc biển báo dừng lại màu đỏ thật to.
  • Kéo dãn những ngón tay.
  • Thức dậy và di chuyển đến nơi khác.
  • Cho phép bản thân có khoảng thời gian ngắn (15 phút) và nơi để nghĩ về những suy nghĩ tiêu cực. Bằng cách này, quý vị có thể kiểm soát các suy nghĩ tiêu cực.
  • Làm phân tâm những suy nghĩ của bản thân. Để tâm trí suy nghĩ về những điều khác thay vì những điều tiêu cực.
  • Nghĩ về những thay đổi bạn có thể thực hiện để kiểm soát tình hình.
  • Nghĩ về điều khiến quý vị cảm thấy tồi tệ trong quá khứ và những điều khác mà quý vị có thể làm bây giờ.
  • Dám đối mặt với rủi ro trong những tình huống mà quý vị có thể thành công.
  • Lập ra những "hy vọng" và sự kiện nho nhỏ để bản thân quý vị có thể hướng tới.
  • Thư giãn thông qua các hoạt động tưởng tượng, nghệ thuật, âm nhạc, hình dung có hướng dẫn hoặc hoạt động tự giúp đỡ bản thân khác.
  • Xác nhận và ghi nhận giá trị bản thân. Xác nhận-ghi nhận giá trị bản thân.
  • Tham gia vào hoạt động nghệ thuật.
  • Uống thuốc trị chứng trầm cảm mà bác sĩ đã kê

Tìm hiểu xem liệu chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ cho người thân của quý vị hay không.