Tôi sẽ gặp phải những điều gì khi đau buồn

Tiến trình đau buồn

Hầu hết chúng ta không chuẩn bị trước cho  nỗi đau buồn vô hạn mà chúng ta cảm thấy sau một mất mát lớn. Đôi khi, kỳ vọng của chúng ta về thời điểm nào sẽ "chữa lành" là không thực tế. Một điều quá thường xuyên là, chúng ta không nhận được đủ sự thấu hiểu và trợ giúp từ xã hội – và thậm chí là từ chính bạn bè và gia đình, mặc dù họ có những ý định tốt đẹp nhất.

Cách chúng ta phản ứng trước sự đau buồn sẽ khác nhau tùy theo cách chúng ta hiểu về sự mất mát, các đặc điểm cá nhân của mỗi người, người thân đã ra đi như thế nào, số lượng và chất lượng hỗ trợ của xã hội và tình trạng thể chất chung của chúng ta.

Dưới đây là một số cách mà sự đau buồn có thể khiến quý vị bất ngờ:

  • Nỗi đau buồn có thể diễn ra lâu hơn quý vị nghĩ.
  • Nỗi đau buồn có thể lấy đi nhiều năng lượng hơn quý vị tưởng.
  • Nỗi đau buồn của quý vị có thể kéo theo nhiều thay đổi cá nhân và có thể tiếp tục tăng lên.
  • Nỗi đau buồn của quý vị có thể tự thể hiện trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống: tâm lý, xã hội, thể chất, tâm linh, v.v.
  • Nỗi đau buồn của quý vị có thể có những cảm xúc không mong muốn như giận dữ, tội lỗi, cáu gắt, thất vọng, khó chịu và sợ hãi.
  • Quý vị có thể đau buồn vì cả những thứ tượng trưng lẫn hữu hình, không chỉ đơn thuần là vì cái chết.
  • Quý vị có thể đau buồn vì những thứ đã mất mát cũng như những hi vọng, ước mơ và dự định cho tương lai.
  • Quý vị có thể gặp phải những đợt đau buồn lên cao trào trong thời gian ngắn, bất ngờ có thể được khơi gợi bởi những ngày, sự kiện hoặc yếu tố kích thích nhất định.
  • Quý vị có thể cảm thấy như mình đang nổi điên.
  • Quý vị có thể bị ám ảnh bởi cái chết và bận tâm với người đã quá cố.
  • Quý vị có thể thấy mình đang kiếm tìm ý nghĩa và đặt câu hỏi về tín ngưỡng tôn giáo và niềm tin triết học của mình.
  • Quý vị có thể có những phản ứng thể chất với nỗi đau buồn mà mình không ngờ tới.
  • Quý vị có thể cảm thấy bối rối về bản thân mình và có thể hạ thấp lòng tự tôn.
  • Quý vị có thể gặp khó khăn khi suy nghĩ và ra quyết định.
  • Quý vị có thể cảm thấy sự mất mát hiện tại đã gợi lại những cảm xúc trước kia về những mất mát chưa được giải quyết trong quá khứ.

Đây chỉ là một số trong những phản ứng mà những người vừa mất người thân chia sẻ lại sau một sự mất mát lớn. Trải nghiệm và phản ứng của quý vị có thể sẽ khác. Điều quan trọng là quý vị biết rằng phản ứng của quý vị là bình thường và việc chia sẻ với người khác đôi khi sẽ giúp giảm nhẹ sự ảnh hưởng.

Nếu quý vị cảm thấy không thể vượt qua cảm giác giận dữ hoặc tội lỗi, hoặc không thể ngừng khóc, và nếu thấy rằng sự trợ giúp của chuyên gia có thể giúp mình cảm thấy tốt hơn, thì có lẽ quý vị đã đúng. Hãy gọi cho bác sĩ, chương trình sức khỏe tâm thần, cố vấn hoặc chuyên gia trị liệu, thủ lĩnh tôn giáo hoặc bất kỳ ai quý vị thấy phù hợp với mình. Hoặc gọi đến một cơ sở chăm sóc cuối đời tại địa phương và yêu cầu nói chuyện với một chuyên gia hỗ trợ tang chế.

Cũng giống với hầu hết mọi việc trong cuộc sống, quý vị càng hiểu tiến trình đau buồn bao nhiêu thì quý vị càng thành công trong việc đối mặt với khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế.

Tìm hiểu xem liệu chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ cho người thân của quý vị hay không.