Sau cái chết và sự hấp hối: Nên nói gì khi quý vị không biết mình nên nói gì

Với những người đang đau buồn sau sự ra đi của người quan trọng đối với mình thì bạn bè và hàng xóm có thể sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao. Nhưng chúng ta thường không chắc chắn về việc nên nói gì với người đang phải chịu nỗi đau mất người thân.  

Cách nói chuyện về nỗi đau buồn với người khác 

Nói điều đúng đắn không khó. Hãy thư giãn, là chính mình và nhớ rằng: điều quan trọng là cách người đang đau buồn cảm nhận và nhìn nhận sự việc – mà không phải quý vị.  

Trong những ngày đầu tiên  

Trong những ngày đầu tiên sau khi ai đó qua đời, đừng để cảm giác bất lực ngăn quý vị tiếp cận. Hãy đến bên người cần an ủi ngay khi quý vị có thể – đừng bao giờ cho rằng người đó đã có đủ sự hỗ trợ và không cần đến quý vị.  

Điều tốt nhất nên nói lúc này có lẽ là không gì cả. Người đang tiếc thương vẫn còn sốc; mọi thứ đều nhạt nhòa. Hãy cho đi cái ôm, sự trìu mến hoặc đơn giản là một lời nói cảm thông như: "Đây quả là điều khó khăn với anh." Quý vị có thể bắt đầu bằng cách hỏi han về sự ra đi, chẳng hạn như "Anh có muốn kể về những gì xảy ra vào đêm cuối cùng không?", hoặc về kế hoạch tổ chức tang lễ hoặc lễ truy điệu. Rồi lắng nghe. 

Điều không nên nói 

Cái chết và sự hấp hối là những chủ đề nhạy cảm đến nỗi những câu nói dễ trở nên thiếu ủng hộ hoặc thậm chí có thể xúc phạm, ngay cả với những ý định tốt đẹp nhất. 

Các chuyên gia hỗ trợ đau buồn và tang chế đồng ý rằng nên hạn chế những lời nói sau đây: 

  • "Mọi chuyện sẽ ổn thôi." Đừng hạ bớt cảm xúc của người đang tiếc thương; mọi thứ không ổn chút nào tại thời điểm hiện tại. 
  • "Đó là điều tốt nhất" hay "Đó là ý Thượng đế." Những lời nói sáo rỗng và vô vị không hữu ích. 
  • "Tôi hiểu cảm giác của anh." Quý vị không biết. Nỗi đau buồn của mỗi người không giống nhau. 
  • "Anh đang làm rất tốt!" Người còn sống sẽ không sợ rằng nỗi đau buồn của họ đang làm quý vị thất vọng. 
  • "Hãy gọi nếu anh cần bất cứ điều gì." Hãy đề nghị làm những điều cần làm, rồi hoàn thành việc đó. Đừng đặt trách nhiệm lên người đang chịu mất mát. 
  • "Anh sẽ cảm thấy tốt hơn nếu anh bỏ đi đồ của bà." Hãy để người còn sống quyết định khi họ sẵn sàng. 

Nhiều tuần sau sự ra đi 

Nhiều tuần sau sự ra đi, khi sự hỗ trợ của người khác không còn nữa, hãy đến bên người cần an ủi lần nữa và giữ liên lạc. Ngay cả khi thời gian đã trôi qua từ lâu, nhưng không bao giờ là muộn để gọi và nói: "Tôi đã nghĩ về anh rất nhiều. Mọi thứ sao rồi?"  

Động viên người đang tiếc thương ăn ngủ điều độ, tập thể dục và hạn chế sử dụng rượu bia. Không khuyến khích người đang tiếc thương cố gắng làm quá nhiều hay đưa ra những quyết định thay đổi cuộc sống vào lúc này. Nhẹ nhàng và từng bước động viên người đang tiếc thương tham gia trở lại các hoạt động ngoài trời, nhưng hãy dựa trên thái độ của họ. Sự đau buồn cần thời gian để nguôi ngoai, và mỗi người đang tiếc thương có lịch trình không giống nhau. Khi một người đang tiếc thương quay trở lại các hoạt động xã hội, hãy thừa nhận sự mất mát nhưng đừng đeo đẳng với nó. 

Vào thời điểm lâu hơn trong tiến trình đau buồn 

Ngay cả vào những thời điểm lâu hơn trong tiến trình đau buồn, điều quan trọng nhất mà quý vị có thể làm là yên lặng và lắng nghe. Khi người chịu mất mát đang khóc, hãy ở bên (đây là điều khó, nhưng quan trọng). Khi người chịu mất mát đang nói chuyện và dừng lại hồi lâu, hãy cứ thoải mái trong yên lặng. Chú ý đến cách giao tiếp phi lời nói, bao gồm ánh mắt, sự căng cơ, biểu cảm khuôn mặt. Đừng ngắt lời hay cố chuyển chủ đề; hãy để cho người chịu mất mát trọn vẹn thời gian họ cần.

Đừng cố liên hệ sự qua đời này với trải nghiệm của bản thân quý vị. Thay vào đó, hãy nói về người đã khuất, về những kỷ niệm đẹp của quý vị và kỷ niệm của người đang tiếc thương. Đừng sợ nhắc tên của người quá cố; người đang tiếc thương luôn nhớ về họ. Hãy gọi tên của người đã quá cố; dùng thời quá khứ; dùng những từ như "đã chết", "sự ra đi" và đã qua đời". 

Nếu quý vị lo lắng rằng một người đang tiếc thương không vượt qua được nỗi đau buồn này, dường như không thể hóa giải sự giận dữ hay cảm giác tội lỗi, hoặc khóc quá nhiều, thì vẫn còn những chuyên gia trị liệu, tu sĩ và các chuyên gia hỗ trợ tang chế có thể trợ giúp. Để nhận hỗ trợ từ VITAS Healthcare, hãy gọi 800.723.3233. 

Dịch vụ chăm sóc cuối đời vẫn tiếp tục trong hơn một năm sau khi bệnh nhân qua đời. Những cuộc gọi điện thoại hay những chuyến thăm của đội ngũ và nguồn lực chăm sóc cuối đời như các nhóm hỗ trợ, dịch vụ tổ chức lễ truy điệu, và tài liệu đọc sẽ giúp người đang tiếc thương chữa lành nỗi đau, theo khoảng thời gian của riêng họ. Ngoài ra, VITAS Healthcare đón mời tất cả mọi người trong cộng đồng cần hỗ trợ sau sự ra đi của người thân tham gia các nhóm hỗ trợ tang chế và các sự kiện miễn phí khác. 

Tìm hiểu xem liệu chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ cho người thân của quý vị hay không.

BÁC SĨ LÂM SÀNG: ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CỦA CHÚNG TÔI

Tham gia danh sách email của chúng tôi cho hội thảo trực tuyến, tin tức chăm sóc cuối đời và nhiều thông tin khác.