Làm thế nào để giúp đỡ ai đó đã đau buồn đến mức đáng báo động

Nếu quý vị nghĩ rằng ai đó đang cần sự trợ giúp tức thời, vui lòng gọi đến 911.

Quý vị có thể làm gì, quý vị có thể nói gì và quý vị có thể can thiệp như thế nào khi ai đó gần gũi với quý vị đang vật lộn với nỗi đau buồn theo cách rất đáng lo ngại?

Theo Robin Fiorelli, giám đốc dịch vụ tình nguyện và tang chế của VITAS, lên tiếng và can thiệp luôn là hành động ưu tiên nếu một thành viên gia đình hay bạn bè có các dấu hiệu suy kiệt khi đối mặt với nỗi đau buồn nghiêm trọng đến mức khiến họ có nguy cơ bị suy nhược tâm thần, hay tệ hơn, tự hại bản thân. 

Ngay cả khi sự can thiệp gây ra tình trạng căng thẳng tạm thời trong mối quan hệ của quý vị, Robin cho rằng: "Điều quan trọng là phải tin vào phán đoán của quý vị, hãy tiếp cận họ một cách chủ động và làm điều gì đó để giúp đỡ người thân của mình." 

Hãy bắt đầu bằng cách củng cố mối quan hệ của quý vị, ví dụ như để cho thành viên gia đình hay người bạn đó biết rằng quý vị lo lắng cho họ như thế nào, quý vị sẵn sàng giúp đỡ họ và sẽ làm mọi điều để họ được hồi phục và quay trở lại tình trạng an toàn và cảm giác như bình thường.   

Làm thế nào để biết rằng ai đó đã đau buồn trầm trọng đến mức cần sự can thiệp

Hãy thực hiện các bước can thiệp nếu quý vị nhận thấy những dấu hiệu hoặc hành vi sau:

  • Các dấu hiệu rõ ràng về nguy cơ tự hại bản thân (ví dụ: lạm dụng chất gây nghiện, không có khả năng tự chăm sóc bản thân) 
  • Những câu nói như "Dù sao đi nữa hai tuần sau tôi sẽ không còn ở đây", "Tôi không còn chịu nổi nữa" hay "Tôi không thể sống nổi đến hết tuần"
  • Bằng chứng cho thấy thành viên gia đình hay người bạn của quý vị có ý định tự gây hại cho bản thân (ví dụ: có vũ khí, thuốc, v.v.)
  • Bản thân người đó hay trong gia đình từng có người có nghĩ đến tự tử

Nên nói gì với người đang trải qua nỗi đau buồn quá mức

Trò chuyện với thành viên gia đình hay bạn bè bằng những lời lẽ thể hiện sự quan tâm chân thành. Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách nói: "Vì tôi quan tâm đến bạn rất nhiều..." hay "Tôi yêu bạn và tôi lo cho bạn, và tôi nghĩ rằng bạn cần giúp đỡ..." hay "Tôi lo lắng về những gì tôi thấy ở bạn, và tôi muốn bạn biết rằng tôi sẽ giúp bạn vượt qua điều này".

Mô tả những hành vi cụ thể mà họ thể hiện, những suy nghĩ mà họ đã nói ra thành lời hay những từ mà họ nói để xác định chính xác điều gì khiến quý vị lo lắng và muốn can thiệp, ví dụ như:

  • "Bạn đã ngủ cả ngày cho đến 6 giờ chiều, và tôi rất lo cho bạn."
  • "Tuần trước có vài lần bạn nói rằng bạn không thể tiếp tục sống nếu không có (người đã qua đời) và điều đó khiến tôi lo lắng rất nhiều".
  • "Vì tôi rất yêu quý bạn, tôi không nỡ thấy bạn như thế này, và tôi nghĩ bạn sẽ cần giúp đỡ".

Ngay khi quý vị tiếp cận và đưa ra đề nghị giúp đỡ, hãy chuẩn bị theo đuổi bằng những nguồn trợ giúp có sẵn hay chính sự hiện diện của quý vị để giúp họ thực hiện những bước tiếp theo. Ví dụ về sự trợ giúp có sẵn: 

  • Cung cấp danh sách các cố vấn chương trình chăm sóc cuối đời hay chuyên gia trị liệu nỗi đau buồn tại địa phương và bảo đảm họ làm theo đề nghị của quý vị bằng cách gọi điện cho họ, lên lịch hẹn gặp hay trực tiếp tới gặp họ 
  • Nếu có nghi ngờ về khả năng tự tử, hãy cung cấp danh sách số điện thoại đường dây nóng về tự tử 
  • Hãy gọi cho VITAS qua số 800.723.3233 bất cứ lúc nào, bao gồm cả ngoài giờ làm việc, cuối tuần và ngày lễ, để được hỗ trợ bởi các chuyên gia về đau buồn và mất mát.
  • Khuyến khích bạn bè/người thân gọi cho bác sĩ cá nhân của họ để nhận được sự trợ giúp ngay lập tức

Robin nói: "Điều quan trọng nhất là phải theo đuổi bằng cách trấn an bạn bè hay thành viên gia đình của quý vị rằng quý vị sẽ không bỏ rơi họ và quý vị cam kết đồng hành cùng họ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Quý vị có thể củng cố hy vọng của họ bằng cách nói tôi tin rằng bạn sẽ vượt qua giai đoạn này và trở lại như bình thường. Bây giờ bạn có thể chưa cảm thấy điều đó, nhưng bạn sẽ vượt qua. Và tôi luôn ở bên cạnh bạn."

Hãy tìm các nhóm, lớp học và sự kiện của VITAS gần quý vị.