Mất đi anh chị em ruột

Hỗ trợ để hàn gắn nỗi đau

Cái chết của anh/chị em ruột thường là sự mất mát ít được chú ý nhất trong cuộc đời của một người trưởng thành. Mất đi anh chị em ruột đồng nghĩa với việc quý vị mất đi người biết rõ về quá khứ và sự phát triển của mình. Điều đó thường gợi lên cảm giác tội lỗi về những trục trặc còn chưa được giải quyết giữa hai người hay có cảm giác như mình bị bỏ rơi.

Mất đi anh/chị em ruột khi đã trưởng thành thường được xếp vào loại "đau buồn bị tước quyền". Sự cảm thông thường được chia sẻ với những người cha/mẹ còn đang sống, người bạn đời hoặc con cái của người đã khuất nhưng những người anh, người chị còn sống đôi khi được cho rằng sẽ "vượt qua chuyện đó" một cách nhanh chóng để họ có thể an ủi người khác hoặc "thế chỗ" người anh/chị em đã mất. Những người anh/chị em ruột đó có thể chưa nhận được sự hỗ trợ mà họ cần để hàn gắn nỗi đau mất người thân và họ có thể che dấu cảm xúc của mình.

Những thay đổi cuộc đời trong nháy mắt

Các vấn đề chung mà những người anh/chị em ruột còn sống phải đối mặt bao gồm:

Tìm kiếm một vai trò nhận dạng mới

Một người đã từng là một phần trong cuộc sống của quý vị từ khi sinh ra có thể đóng vai trò là một phần thiết yếu trong nền tảng cuộc sống mà quý vị đã trải qua, một phần không thể phá vỡ tạo nên sự trọn vẹn hình thành nên chính bản thân quý vị.

Tuy nhiên, cái chết của người anh/chị em ruột, làm đảo lộn thứ tự sinh trưởng trong một gia đình, lấy đi sức mạnh, đặc tính và vai trò nhận dạng cá nhân vốn đã gắn kết chặt chẽ với thứ tự sinh trưởng của những người anh/chị em còn sống. Sẽ phải mất một khoảng thời gian để quý vị học lại cách sống cuộc đời mình. Quý vị sẽ phải trưởng thành trong nội tại những phần mà trước kia người anh hoặc người chị/người em của mình đảm nhận. Quý vị không "vượt qua" điều này nhiều như việc sẽ "trưởng thành" thông qua nó.

Đánh mất tương lai sẽ chia sẻ cùng anh/chị/em của quý vị

Quý vị không chỉ mất đi một con người thực sự và mối quan hệ với họ, mà quý vị còn mất đi phần vai trò mà họ đáng lẽ sẽ thực hiện trong tương lai của quý vị. Quý vị sẽ vẫn lập gia đình, sinh con, mua nhà, thành công hay thất bại và về hưu nữa. Mỗi sự kiện đó đều cho thấy một sự thật đau lòng rằng anh chị em của quý vị sẽ không còn ở đó chia sẻ với quý vị. Vĩnh viễn sau này, trong mọi sự kiện, dù tuyệt vời tới đâu đi chăng nữa cũng vẫn chứa đựng dư vị ngọt ngào xen lẫn cay đắng. Những cái gọi là phản ứng đối với lễ kỷ niệm này có thể phát sinh vào những ngày sinh nhật, các kỳ nghỉ lễ và những dịp đặc biệt khác.

Chăm sóc 

Thứ ngăn cản nhiều người vốn đã mất đi anh chị em ruột của mình không thể hiện cảm giác đau buồn của bản thân chính là mong muốn bảo vệ ai đó - có thể là cha/mẹ, bạn đời và con cái họ. Mối quan tâm "luôn ở đó" hỗ trợ một ai đó khác giúp họ tạm quên nỗi đau của bản thân. Không có gì là lạ khi những anh chị em còn sống phải chấp nhận sự đau buồn của người khác hay buộc phải đảm nhận vai trò là "người chăm sóc không mong muốn", luôn sẵn sàng hỗ trợ người khác đang đau buồn.

Những người chăm sóc bắt buộc này có thể phải tập trung quá nhiều sức lực vào vấn đề khác nên họ trở nên trống rỗng, căng thẳng quá mức và đôi khi bị trầm cảm về mặt lâm sàng. Nhìn họ có vẻ "khó chịu", nói năng ngắn gọn khi phủ nhận nỗi đau tiềm ẩn bên trong. Những cảm xúc không được thừa nhận của họ có thể trở thành gánh nặng, không để cho họ có cơ hội hồi phục và lấy lại được cảm giác về bản sắc riêng.

Để giải quyết vai trò chăm sóc không mong muốn này, hãy đối mặt với sự đau đớn và nỗi buồn của bản thân, chấp nhận nó và cảm nhận nó tới mức mà quý vị cần. Tác giả John Gray cho biết, "Thứ mà quý vị cảm nhận được thì có thể hàn gắn được." Quý vị có thể cần nói mọi chi tiết về sự ra đi đó và thể hiện những cảm xúc có liên quan hết lần này đến lần khác cho đến khi nỗi đau đó nguôi ngoai.

Đòi quyền lợi của bản thân

Một câu cuối là: Đừng bao giờ cảm thấy xấu hổ khi một trong những băn khoăn và suy nghĩ của quý vị chính là câu hỏi "Tiếp theo có phải là tôi không?" Khi anh chị em ruột mất đi, việc đặt ra câu hỏi về cái chết của bản thân là một chuyện hết sức tự nhiên. Anh chị em ruột là những người bạn đồng hành luôn sát cánh với chúng ta, vì vậy chẳng có gì là khó hiểu và rất bình thường khi chúng ta suy nghĩ theo hướng này.

Xã hội có thể chưa nhận ra nỗi đau mãnh liệt khi mất anh chị em ruột, nhưng những người mất người thân thì hiểu rõ nỗi đau đó là có thật, đôi khi nó còn để lại tác động nghiêm trọng. Quý vị có thể cần phải hướng dẫn cho những người xung quanh mình và yêu cầu hỗ trợ rất cần thiết của họ. Hãy đòi quyền lợi của mình và yêu cầu những thứ mà quý vị cần.

Tìm hiểu xem liệu chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ cho người thân của quý vị hay không.

BÁC SĨ LÂM SÀNG: ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CỦA CHÚNG TÔI

Tham gia danh sách email của chúng tôi cho hội thảo trực tuyến, tin tức chăm sóc cuối đời và nhiều thông tin khác.