Bệnh mất trí nhớ Alzheimer và năm giai đoạn đau buồn
Nếu ai đó quý vị biết và yêu thương bị bệnh Alzheimer, quý vị có khả năng sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, tức giận hay tội lỗi. Hãy hít thở thật sâu. Điều mà quý vị cảm thấy hoàn toàn bình thường.
Bệnh Alzheimer, dạng mất trí nhớ phổ biến nhất, sẽ dần dần làm mất đi khả năng trí tuệ, tính cách, trí nhớ và tri giác về bản thân của người bệnh. Theo thời gian, căn bệnh này sẽ làm xói mòn và thay đổi những gì quý vị từng biết và yêu về người mắc bệnh. Hiểu rõ năm giai đoạn đau buồn có thể giúp quý vị vượt qua điều này.
Bác sĩ tâm lý người Thụy Sĩ-Mỹ Elisabeth Kübler-Ross đã viết cuốn sách tuyệt vời "Đôi điều về cái chết và sự hấp hối" vào 1969. Bà đã nhận ra năm giai đoạn đau buồn và mô tả cách mọi người có thể ứng phó với nỗi đau buồn cũng như tiếp tục sống. Mặc dù cuốn sách của Ross được sử dụng cho quá trình hấp hối, tài liệu này cũng là hướng dẫn phù hợp để hiểu rõ nỗi đau buồn của những người thân của người mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Giai đoạn 1
Phủ nhận Khi quý vị nghe chẩn đoán lần đầu tiên, quý vị có thể phủ nhận sự chính xác của nó, tiếp tục hy vọng rằng người thân của quý vị sẽ trở nên tốt hơn hoặc thuyết phục bản thân rằng các triệu chứng mà quý vị thấy không phải là kết quả của bệnh Alzheimer.
Giai đoạn 2
Giận giữ. Quý vị có thể giận giữ với người mắc bệnh hoặc với chính chứng bệnh đó. Quý vị có thể dễ dàng trở nên nản chí hoặc cảm thấy bị bỏ rơi và phẫn uất.
Giai đoạn 3
Tội lỗi. Nếu quý vị là người chăm sóc, quý vị có thể cảm thấy tội lỗi vì đã dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Quý vị có thể hối tiếc về những hành động trước đây hay che giấu suy nghĩ tiêu cực về người thân của mình.
Giai đoạn 4
Trầm cảm hoặc buồn bã. Người chăm sóc có thể tuyệt vọng, chối bỏ cảm xúc của bản thân hay thậm chí rút lui khỏi các hoạt động xã hội.
Giai đoạn 5
Chấp nhận. Điều này xảy ra khi người thân của bệnh nhân cuối cùng công nhận về chẩn đoán. Trong giai đoạn chấp nhận, quý vị có thể tìm thấy ý nghĩa trong việc chăm sóc người thân của mình. Quý vị có thể học cách tận hưởng khoảng thời gian còn lại với người thân của mình.