Đau buồn dự đoán

Dưới đây là cách nhận biết và đối mặt với đau buồn dự đoán

Bệnh nhân và gia đình đối mặt với bệnh giai đoạn cuối thường bắt đầu quy trình đau buồn từ trước đó và khi mất mát thực sự xảy ra. Đây được gọi là "đau buồn dự đoán". Dù chuyện này không thoải mái chút nào, nhưng đôi khi đau buồn dự đoán trước này cũng không thừa và có thể giúp quý vị vơi bớt những tác động đau buồn không hay về sau. Vì mỗi người sẽ có trải nghiệm đau buồn theo cách của riêng họ nên đau buồn dự đoán trước với từng người cũng sẽ như vậy. Đó là một tiến trình tự nhiên giúp mọi người chuẩn bị cho sự kết thúc về mặt thể chất và tinh thần. Đó cũng là thời điểm cả bệnh nhân và gia đình chuẩn bị đối mặt với sự thay đổi.

Những điều cần cân nhắc

Những triệu chứng về mặt thể chất và tinh thần liên quan tới đau buồn cũng có thể gắn kết với đau buồn dự đoán. Quý vị có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Chán ăn
  • Căng thẳng và cáu kỉnh
  • Mệt mỏi và mất ngủ
  • Dễ khóc hoặc khóc bất ngờ
  • Bất an
  • Không dứt khoát về chuyện cần làm
  • Cảm giác tội lỗi hay giận dữ
  • Thay đổi tâm trạng vì những điều nhỏ nhặt

Thường thì cha/mẹ cũng sẽ gặp phải triệu chứng đau buồn dự đoán. Một số có thể muốn "sắp xếp trật tự mọi thứ" để mọi ước nguyện của họ được tôn trọng. Chuyện này đôi khi được gọi là cố gắng hoàn thành "những việc còn dang dở".

Những người khác có thể lo lắng về việc người thân của họ sẽ phải đối mặt như thế nào sau khi họ ra đi. Ví dụ, một người cha/mẹ có thể muốn đảm bảo rằng con cái của họ có được các kỹ năng sống thực tế, chẳng hạn như cách cân đối thu chi hay học được cách nấu ăn.

Người cha/mẹ đó cũng có thể cho thấy nhu cầu muốn tách biệt khỏi người khác về mặt tình cảm. Người chăm sóc có thể nhận thấy thái độ "xa cách" như cha/mẹ trở nên ít trò chuyện hơn, không còn quan tâm tới những hoạt động trước đây họ thường thấy có ý nghĩa và từ chối gặp gỡ gia đình và bạn thân.

Điều cần làm

  • Gặp gỡ với những người và nhóm có thể cung cấp hỗ trợ cho quý vị.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp thông qua hoạt động tư vấn cùng với một nhà trị liệu, mục sư, linh mục hoặc giáo sĩ.
  • Nhắc nhở bản thân rằng mọi người cần có đủ thời gian để đau buồn.
  • Tận dụng những niềm tin tâm linh giúp mang đến sự thoải mái hoặc khuây khỏa.
  • Thể hiện bản thân thông qua nghệ thuật, thơ, nhạc, viết lách hoặc làm vườn.
  • Nhìn nhận lại cuộc sống thông qua nhiếp ảnh, âm nhạc, trò chuyện và viết lách.
  • Xác định các vấn đề và mối quan ngại, đây là điều quan trọng cần xử lý trước khi mất.
  • Nói về cảm nhận của quý vị.
  • Giải quyết các vấn đề pháp lý/tài chính/tang lễ khi thích hợp.
  • Thảo luận về các kế hoạch tương lai khi thích hợp.
  • Xác định xem kỳ vọng của quý vị có thực tế không.

Tìm hiểu xem liệu chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ cho người thân của quý vị hay không.

BÁC SĨ LÂM SÀNG: ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CỦA CHÚNG TÔI

Tham gia danh sách email của chúng tôi cho hội thảo trực tuyến, tin tức chăm sóc cuối đời và nhiều thông tin khác.