Vượt qua mất mát và nỗi buỗn trong khủng hoảng vi-rút corona

Đau buồn là một phản ứng tự nhiên khi mất mát và cảm giác mất mát này có thể nặng nề hơn trong con khủng hoảng như đại dịch COVID-19. Đôi khi, nỗi đau và các triệu chứng liên quan đến đau buồn, có thể là về cảm xúc, thể chất, nhận thức và tâm linh, có thể cảm thấy quá sức, đặc biệt là với những người đã để tang về cái chết của người thân.

Xin lưu ý rằng đau buồn trong những thời khắc không có khủng hoảng là một trải nghiệm riêng của từng cá nhân. Không có cách đau buồn đúng hoặc sai, không có một thời gian biểu "bình thường" để đau buồn. Hàn gắn vết thương lòng diễn ra từ từ và không thể vội vàng được.

Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng các yếu tố và phản ứng chính có thể làm gia tăng nỗi đau của quý vị và ngăn cản khả năng hàn gắn vết thương cũng như sự phục hồi của quý vị. Bao gồm:

  • Lo lắng cao độ, gắn liền với việc tương lai không có gì chắc chắn, việc mất các thói quen thường nhật và mối lo ngại về sức khỏe/sự bình yên của người thân và của chính quý vị.
  • Cảm giác mất mát gia tăng, gắn liền với cái chết của người thân hoặc những mất mát liên quan với đại dịch làm quý vị cảm thấy quá sức và tự hỏi làm cách nào để có thể gắn liền các mảnh ghép cuộc sống trở lại với nhau
  • Sự đơn độc gia tăng và nỗi đau tăng thêm, dù theo chỉ thị ở nhà hoặc các biện pháp cách ly giao tiếp xã hội đã làm ảnh hưởng tới việc hỗ trợ quý báu và quan trọng mà các dịch vụ đám tang, lễ tưởng niệm và nghi lễ tôn giáo mang lại.

Nếu quý vị đang để tang, mức độ phản ứng của quý vị sẽ khác nhau tùy vào bản chất của sự mất mát ấy và ý nghĩa của nó trong cuộc đời của quý vị, bản chất về mối quan hệ của quý vị với người đã khuất, các yếu tố gây căng thẳng khác trong cuộc sống và tính cách, cách ứng phó và trải nghiệm cuộc sống của quý vị.

Đây là những phản ứng thường thấy với đau buồn

  • Trống vắng, cô đơn và buồn sâu sắc
    • Khóc cả vì những thứ đơn giản nhất
    • Tuyệt vọng về những giấc mơ chưa thực hiện được
  • Sợ mắc bệnh (bản thân hoặc người thân)
  • Giận dữ về cái chết xảy ra, rằng người thân đã "bỏ rơi" quý vị, tại cơ sở chăm sóc sức khỏe/phòng khám của bác sĩ, tại tổ chức tín ngưỡng.
  • Nóng tính, dễ cáu giận hoặc khó chịu với người khác
  • Cảm thấy có lỗi (vd. cảm thấy có trách nhiệm với cái chết hoặc sự khổ đau đó, hối tiếc về những thứ đã/chưa xảy ra trong mối quan hệ đó, cảm thấy có lỗi vì quý vị là người sống sót)
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá mức
  • Thay đổi hành vi ăn uống (ăn ít hơn hoặc nhiều hơn)
  • Khó hòa đồng với người khác
  • Khó tập trung và lưu giữ thông tin; hay quên
  • Hồi tưởng lại hoặc trải nghiệm lại những mất mát trước đó

Thường thì những triệu chứng liên quan tới đau buồn sẽ mờ nhạt dần theo thời gian.

Thời điểm và cách thức nhận trợ giúp khi đau buồn 

Nếu các triệu chứng đau buồn không giảm bớt và nếu quý vị thấy khó sống, điều quan trọng là cần tìm tới trợ giúp chuyên môn. Gọi cho bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tâm thần, hoặc người mục sư trong đạo của mình nếu quý vị gặp phải các triệu chứng nặng này:

  • Đau buồn sâu sắc và luôn nghiền ngẫm nỗi đau mất mát của bản thân
  • Tăng cường sử dụng chất kích thích hoặc rượu
  • Không có khả năng tập trung vào bất cứ thứ gì ngoài cái chết của người thân
  • Lẩn tránh quá mức những gì gợi nhắc tới người thân của quý vị
  • Khao khát mãnh liệt, dai dẳng và hao mòn về người thân của quý vị
  • Khó có thể chấp nhận cái chết đó
  • Tê liệt cảm xúc hoặc xa lánh mọi người
  • Tức giận hoặc cay đắng quá mức về mất mát của quý vị
  • Cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa hoặc mục đích gì nữa

Cách chăm sóc bản thân và nhận hỗ trợ mà quý vị cần

Xoa dịu lo lắng bằng việc học cách xử lý đau buồn trong khủng hoảng. Xem xét các lời khuyên tự chăm sóc này:

  • Giảm thiểu việc xem, đọc hoặc nghe tin tức làm quý vị cảm thấy lo lắng hoặc đau khổ. Tìm kiếm thông tin chỉ từ các nguồn tin cậy.
  • Tránh các chiến lược ứng phó không hữu ích cũng như các chất kích thích như thuốc lá, rượu hoặc các loại ma túy khác.
  • Cẩn trọng với những suy nghĩ "giá như". Kiểm soát suy nghĩ về tình huống xấu nhất của quý vị.
  • Tham gia các hoạt động tự chăm sóc cá nhân mang đến niềm vui (vd. liên lạc điện thoại/trên mạng với bạn bè và gia đình, đọc, nghe podcast, xem phim hài).
  • Tập thư giãn, thiền và tự thể hiện qua sách báo, ứng dụng và video trực tuyến (vd. yoga, thiền chánh niệm, thư giãn, viết lách, nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ).
  • Luôn sống ở hiện tại. Chỉ tập trung vào ngày hôm nay.
  • Tận dụng các nguồn thông tin tín ngưỡng tâm linh.
  • Cân nhắc hỗ trợ sức khỏe tâm thần và chăm sóc y tế từ xa (tư vấn trực tuyến, trị liệu từ xa).
  • Ăn thực phẩm lành mạnh và đầy đủ. Tập thể dục khi có thể.
  • Tự theo dõi các nỗi buồn kéo dài, khó ngủ, tuyệt vọng.
  • Nhắc nhở bản thân về cách quý vị vượt qua thử thách cuộc đời trong quá khứ và đưa ra các chiến lược ứng phó đó cho hôm nay.
  • Gọi cho 911 về bất kỳ vấn đề khẩn cấp y tế nào hoặc nếu quý vị có suy nghĩ làm hại bản thân hoặc người khác.

Chúng tôi có rất nhiều nhóm hỗ trợ gia quyến từ xa, hoàn toàn miễn phí.

BÁC SĨ LÂM SÀNG: ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CỦA CHÚNG TÔI

Tham gia danh sách email của chúng tôi cho hội thảo trực tuyến, tin tức chăm sóc cuối đời và nhiều thông tin khác.