8 bước hàn gắn nỗi đau sau cái chết của người bạn đời

Người phụ nữ đang quàng vai mẹ để an ủi bà

Đời người có một vài sự kiện đau đớn như khi chồng, vợ hoặc bạn đời của quý vị qua đời.

Quý vị thường cảm thấy mình không chắc có thể vượt qua tổn thất quá lớn này hoặc xây dựng lại cuộc đời hay không. Quý vị thậm chí có thể thắc mắc liệu quý vị có sức lực hoặc mong muốn để nếm trải điều đó. 8 gợi ý thiết thực này có thể giúp quý vị dần nguôi ngoai sau khi người bạn đời qua đời.

1. Hãy cho phép bản thân đau buồn khi mất người bạn đời

Người bạn đời của quý vị đã qua đời. Nếu quý vị cảm thấy hoang mang, điều đó cũng không sao; quý vị vừa mất đi một phần của chính mình. Giờ đây quý vị đang phải đối mặt với khoảng thời gian đầy khó khăn nhưng quan trọng là cần đau buồn. Thương tiếc và đau buồn là biểu hiện ra bên ngoài những suy nghĩ và cảm xúc của quý vị. Đó là một phần quan trọng trong quá trình hàn gắn nỗi đau sau khi mất người thân.

2. Đau buồn theo cách riêng của mình

Trải nghiệm của quý vị với nỗi đau sau khi mất người bạn đời bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xung quanh biến cố, những mất mát khác mà quý vị đã trải qua, hỗ trợ tinh thần, cũng như nền tảng văn hóa và đức tin của quý vị. Đừng so sánh trải nghiệm đau buồn của quý vị với trải nghiệm của người khác. Hãy dành thời gian một ngày để quý vị có thể đau buồn theo mức riêng của mình.

3. Nói ra suy nghĩ và cảm xúc của quý vị

Quá trình hàn gắn nối đau bắt đầu khi quý vị có thể chia sẻ nỗi đau của mình với người khác. Cho phép bản thân quý vị nói vể cái chết, cảm xúc của quý vị về sự mất mát và nỗi cô đơn cũng như những điều đặc biệt quý vị nhớ về người bạn đời của mình.

4. Cảm nhận nhiều cảm xúc lẫn lộn

Trải qua cái chết của người bạn đời ảnh hưởng đến suy nghĩ, tình cảm và tinh thần của quý vị. Sự bối rối, mất phương hướng, sợ hãi, cảm giác tội lỗi, nhẹ nhõm và sự giận dữ chỉ là một số ít trong những cảm xúc mà quý vị có thể cảm nhận. Đừng để bị choáng ngợp nếu đột nhiên quý vị trải qua những giai đoạn đau buồn dường như xuất hiện một cách vô cớ. Hãy cho phép bản thân học hỏi từ những cảm xúc này và những cảm giác này sẽ giúp hàn gắn nỗi đau của quý vị.

5. Tìm một hệ thống hỗ trợ

Gặp gỡ những người quan tâm tới quý vị và sẵn sàng bước tiếp vượt qua nỗi đau ấy cùng quý vị. Tìm một nhóm trợ giúp mà quý vị có thể muốn tham dự. Tránh những người luôn tỏ ra quan trọng hóa vấn đề, những người thích phán xét hay những ai thích đưa ra lời khuyên. Quý vị có quyền thể hiện nỗi đau buồn của mình nhưng quý vị cũng có quyền không chia sẻ nó.

6. Hiểu rằng đau buồn không phải là chuyện dễ dàng

Đau buồn là một trạng thái thể hiện qua thể chất và tinh thần. Quý vị cảm nhận và sống thông qua con người thể chất, tinh thần và tâm linh của bản thân. Hãy tôn trọng những gì cơ thể đang nhắc nhở quý vị. Hãy đối xử với bản thân như một người bạn tốt của quý vị.

7. Hãy làm những việc theo đúng thời điểm của nó

Có những việc thực tế quý vị cần làm ngay nhưng nhiều chuyện khác thì đừng nên ép bản thân làm bất cứ thứ gì cho đến khi quý vị cảm thấy đã sẵn sàng. Quý vị có thể đưa ra một vài quyết định ngay còn một số khác thì nên dành chút thời gian để suy ngẫm thêm. Đừng để người khác quyết định thay cho quý vị.

8. Nhớ về ký ức với người bạn đời

Thời điểm quý vị thấy nhớ bạn đời của mình nhất là vào những dịp đặc biệt hai người đã cùng có với nhau. Vì đau buồn và mất mát có thể nhiều hơn trong những thời điểm đó, nên mọi chuyện có thể sẽ dễ chịu hơn nếu quý vị ở cùng ai đó trong những lúc như vậy. Chia sẻ những ký ức với bạn bè, nếu muốn, nhưng hãy tiếp tục tôn vinh cuộc sống mà quý vị và người bạn đời đã chia sẻ bằng cách giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim mình để kỷ niệm và trân trọng những ký ức bên nhau.

Tìm hiểu xem liệu chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ cho người thân của quý vị hay không.

BÁC SĨ LÂM SÀNG: ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CỦA CHÚNG TÔI

Tham gia danh sách email của chúng tôi cho hội thảo trực tuyến, tin tức chăm sóc cuối đời và nhiều thông tin khác.