Hướng dẫn nhập viện để chăm sóc cuối đời cho bệnh nhân bị bệnh mất trí nhớ và Alzheimer

Tải xuống bản PDF của các hướng dẫn này.

Quý vị là bệnh nhân, thân nhân hay là người chăm sóc? Tìm hiểu về cách VITAS có thể hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ và bệnh mất trí nhớ Alzheimer giai đoạn cuối.

Khi nào bệnh nhân bị bệnh mất trí nhớ của quý vị sẵn sàng nhận chăm sóc cuối đời?

Bệnh Alzheimer và các dạng bệnh mất trí nhớ tiển triển khác là các tình trạng bệnh ảnh hưởng cuộc sống và kết thúc là gây tử vong mà hiện nay không có liệu pháp chữa trị. Bệnh nhân bị bệnh mất trí nhớ hoặc Alzheimer hội đủ điều kiện nhận chăm sóc cuối đời khi họ có biểu hiện các đặc điểm sau đây:1

  • Không thể di chuyển mà không có sự hỗ trợ 
  • Không thể mặc quần áo mà không có sự hỗ trợ 
  • Không thể tự tắm sạch sẽ 
  • Không tự chủ được việc đi tiêu và đi tiểu 
  • Không thể nói hoặc giao tiếp có nghĩa (khả năng nói bị hạn chế ở mức chỉ nói được câu có khoảng sáu bảy chữ khác nhau và có ý nghĩa hoặc ít hơn) 

Với suy nghĩ việc bệnh mất trí nhớ là bệnh giai đoạn cuối mà từ sau khi mắc, bệnh nhân sẽ suy yếu dần qua vài năm, thay vì vài tháng, điều đó sẽ cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tập trung cụ thể và tăng cường vào kế hoạch chăm sóc giảm nhẹ.2

Các bệnh lý xen kẽ khác đi kèm với bệnh mất trí nhớ tiến triển gồm có: 

  • Viêm phổi 
  • Viêm bể thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu trên 
  • Nhiễm trùng máu 
  • Loét do tư thế nằm lâu, giai đoạn 3-4 
  • Sốt tái phát sau khi dùng kháng sinh 

Tình trạng dinh dưỡng suy giảm: 

  • Khó nuốt hoặc không chịu ăn 
  • Nếu được hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo (NG hoặc ống G, TPN), bệnh nhân phải có biểu hiện sụt cân liên tục mặc dù có ăn uống 
  • Dinh dưỡng thiếu protein calorie: 
    • Sụt cân trên 11% hoặc 
    • BMI<18 hoặc
    • Albumin <3.1

Các tình trạng bệnh lý mắc đồng thời gây suy yếu sức khỏe và chức năng của bệnh nhân mắc bệnh mất trí:

  • Bệnh tim xung huyết hoặc bệnh tim mạch
  • Bệnh COPD hoặc bệnh phổi hạn chế
  • Bệnh mạch máu não, bao gồm đột quỵ
  • Bệnh tiểu đường
  • Suy thận
  • U ác tính

Những hướng dẫn này được VITAS cung cấp như một công cụ tiện ích. Hướng dẫn không thay thế cho quyết định chuyên môn của bác sĩ.

Nguồn:

  1. Chẩn đoán, quản lý và điều trị bệnh mất trí nhớ. Hiệp hội y tế Hoa Kỳ (American Medical Association), 1999. 
  2. Reisberg B: Dementia: A Systematic Approach to Identifying Reversible Causes. Geriatrics, 41:30, 1986.

Adapted from Stuart B, Herbst L, Kinzbrunner BM, et al: Medical Guidelines for Determining Prognosis in Selected Non-Cancer Diseases. 2nd edition. Virginia: National Hospice Organization, 1996. 

Chăm sóc cuối đời cho bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer và bệnh mất trí nhớ sẽ bao gồm những gì?