Hướng dẫn nhập viện hưởng chăm sóc cuối đời cho bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng huyết

Tải xuống bản PDF của các hướng dẫn này.

Quý vị là bệnh nhân, thân nhân hay là người chăm sóc? Tìm hiểu về cách VITAS có thể hỗ trợ bệnh nhiễm trùng huyết giai đoạn cuối.

Theo

Tình trạng tiến triển của bệnh nhiễm trùng huyết có liên quan với tỉ lệ tử vong tại bệnh viện rất cao. Trên thực tế, 1 (hoặc hơn) trong số 3 bệnh nhân tử vong tại bệnh viện có liên quan tới nhiễm trùng huyết.1

Nhiễm trùng huyết là một trong những căn bệnh nghiêm trọng nhất tại Hoa Kỳ, có tỉ lệ tử vong hàng năm vào khoảng 250.000. Chi phí dự tính hàng năm cho việc tái nhập viện do nhiễm trùng huyết là >$3,5 tỉ.2

Cứ ba bệnh nhân tử vong tại bệnh viện lại có một người chết do bị nhiễm trùng huyết

Ngoài ra, việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sau cấp tính và tái nhập viện là tình trạng phổ biến sau khi bị nhiễm trùng huyết. Người ta thấy rằng nguy cơ tái nhập viện gia tăng sau khi bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết bất kể mức độ trầm trọng của bệnh này như thế nào và có liên quan tới các tác động tái nhập viện bất lợi.3

Khả năng tử vong hoặc phải tiếp nhận chăm sóc cuối đời đối với bệnh nhân tái nhập viện sau 30 ngày do nhiễm trùng huyết cao gấp đôi so với bệnh nhân tái nhập viện không bị nhiễm trùng huyết.

Dù là vậy, dịch vụ chăm sóc cuối đời vẫn chưa được tận dụng đầy đủ cho bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết. Trong một nghiên cứu cho thấy, 40% bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng huyết thỏa mãn hướng dẫn về tính hội đủ điều kiện tiếp nhận chăm sóc cuối đời tại thời điểm nhập viện.4

Bất kỳ bệnh nhân nào có bệnh tình nghiêm trọng kèm biến chứng lâm sàng vì nhiễm trùng huyết đều là đối tượng cần được thảo luận về mục tiêu chăm sóc và cân nhắc tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời.

Diễn tiến lâm sàng của nhiễm trùng huyết

Tiến triển lâm sàng của nhiễm trùng huyết có thể chia thành ba giai đoạn, tiền nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng huyết và hậu nhiễm trùng huyết. Hướng tiến triển bệnh thường tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tiềm ẩn của bệnh nhân.

Các yếu tố quyết định quan trọng về tình trạng tiền nhiễm trùng huyết bao gồm:

  • Tình trạng nhận thức, chức năng và dinh dưỡng
  • Lo ngại về triệu chứng đi kèm với:
    • Yếu tố y tế (mắc nhiều bệnh và bệnh tình nghiêm trọng)
    • Yếu tố ngữ cảnh (việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các yếu tố quyết định về xã hội đối với sức khỏe)
    • Yếu tố gây bệnh (độc lực, mức độ và mẫn cảm với kháng sinh)

Các yếu tố quyết định liên quan tới nhiễm trùng huyết bao gồm các biểu hiện về lâm sàng cùng với mức độ suy giảm hệ thống. Các biểu hiện lâm sàng:

  • Suy hô hấp
  • Sốc tuần hoàn
  • Tổn thương thận
  • Mê sảng
  • Thay đổi về trao đổi chất
  • Rối loạn đông máu
  • Tổn thương gan
  • Lactate tăng

Các loại bệnh nặng phổ biến nhất liên quan tới tình trạng tử vong tại bệnh viện có liên quan tới nhiễm trùng huyết bao gồm:

  • Ung thư di căn
  • Suy tim độ III/IV theo thang đánh giá NYHA
  • Bệnh phổi tiến triển (được xác định là SOB (khó thở) khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức tối thiểu, có hoặc không dùng ô xi)
  • Bệnh mất trí nhớ kèm bất kỳ khó khăn nào trong hoạt động cuộc sống hàng ngày (ADLs)

Càng xuất hiện nhiều yếu tố lâm sàng hoặc suy tạng thì tỉ lệ tử vong tại bệnh viện do nhiễm trùng huyết càng cao. Các biến chứng lâm sàng bao gồm:

  • Sử dụng thuốc vận mạch
  • Thông khí cơ học
  • Tăng axit lactic máu
  • Tổn thương thận cấp
  • Tổn thương gan
  • Giảm tiểu cầu

Tính hội đủ điều kiện hưởng dịch vụ chăm sóc cuối đời

Các biến chứng liên quan tới nhiễm trùng huyết, đặc biệt là suy tạng, cần suy nghĩ tới việc thảo luận về mục tiêu chăm sóc, nhất là khi bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn cuối như ung thư (khối u thể rắn hoặc về huyết học), bệnh tim, bệnh phổi hoặc bệnh mất trí nhớ.

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng và nhận thức ở giai đoạn tiền nhiễm trùng máu có khả năng tử vong sau khi xuất viện cao hơn bệnh nhân không bị suy giảm chức năng, nhận thức và nên được giới thiệu tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời. 5

Những bệnh nhân sống sót sau khi bị nhiễm trùng huyết tại bệnh viện thường bị suy giảm sức khỏe cùng với bệnh tình trầm trọng như suy giảm chức năng phổi hoặc tim, mê sảng dai dẳng/suy giảm nhận thức hoặc bị chứng khó nuốt. Như đã lưu ý ở trên, việc sử dụng khoa cấp cứu và tái nhập viện luôn là tình trạng phổ biến sau khi xuất viện.

Bệnh viện cần phải phân định địa điểm chăm sóc hậu cấp tính phù hợp nhất: chăm sóc điều dưỡng có tay nghề, chăm sóc sức khỏe tại gia hoặc chăm sóc cuối đời. Những bệnh nhân đủ điều kiện tiếp nhận chăm sóc cuối đời có bệnh tình nghiêm trọng tiềm ẩn hoặc trước khi bị nhiễm trùng huyết, đã có khuyết tật thể chất hoặc suy giảm nhận thức tiềm ẩn.

Bệnh nhân nội trú tại bệnh viện

  • Đủ điều kiện tiếp nhận chăm sóc cuối đời, trước đó chưa được xác định
    • Ung thư với khối u thể rắn và về huyết học
    • Bệnh tim
    • Bệnh phổi
    • Bệnh mất trí nhớ
  • Các biến chứng lâm sàng khi bị nhiễm trùng huyết
    • Sử dụng thuốc vận mạch
    • Thông khí cơ học
    • Tăng axit lactic máu
    • Tổn thương thận cấp
    • Tổn thương gan
    • Giảm tiểu cầu

Khi xuất viện

  • Đủ điều kiện tiếp nhận chăm sóc cuối đời, trước đó chưa được xác định
    • Ung thư với khối u thể rắn và về huyết học
    • Bệnh tim
    • Bệnh phổi
    • Bệnh mất trí nhớ
  • Khả năng về mặt chức năng trước khi nhập viện
    • Suy giảm thể chất
      • 1 / 6 ADL hoặc 1 / 5 IADL
    • Trạng thái nhận thức
      • Bệnh mất trí nhớ ở bất kỳ cấp độ nào

Những hướng dẫn này được VITAS cung cấp như một công cụ tiện ích. Hướng dẫn không thay thế cho quyết định chuyên môn của bác sĩ.

1Centers for Disease Control and Prevention Data Reports. Có sẵn tại trang web: https://www.cdc.gov/sepsis/datareports/index.html

2Gadre, SK et al. Epidemiology and Predictors of 30-Day Readmission in Patients With Sepsis. CHEST 2019; 155(3):483-490

3Jones TK và cộng sự. "Sử dụng dịch vụ chăm sóc sau cấp tính và tái nhập viện sau khi mắc nhiễm trùng huyết." Ann Am Thorac Soc 2015 (12); 904-913

4Rhee C. và cộng sự. "Tỷ lệ phổ biến, nguyên nhân cơ bản và khả năng phòng ngừa đối với tử vong liên quan đến nhiễm trùng huyết ở các bệnh viện chăm sóc cấp tính tại Hoa Kỳ." JAMA Network Open. 2019;2(2):e187571

5Iwashyna và cộng sự. "Suy giảm nhận thức lâu dài và khuyết tật chức năng ở những người sống sót sau nhiễm trùng huyết nghiêm trọng."  JAMA 2010;304(16):1787-1794]

Liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu xem cách thức mà VITAS có thể hỗ trợ quý vị trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

BÁC SĨ LÂM SÀNG: ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CỦA CHÚNG TÔI

Tham gia danh sách email của chúng tôi cho hội thảo trực tuyến, tin tức chăm sóc cuối đời và nhiều thông tin khác.