Người trưởng thành mắc đồng thời nhiều bệnh và suy giảm chức năng (AFTT) là gì?

Người trưởng thành mắc đồng thời nhiều bệnh và suy giảm chức năng (AFTT) là tình trạng một người trưởng thành mắc một hoặc nhiều bệnh, thường là bệnh nhân cao tuổi, suy yếu khiến họ có nguy cơ bị suy giảm hơn nữa. Tuy nhiên AFTT không phải là chẩn đoán cụ thể có thể coi là lý do để giới thiệu đến dịch vụ chăm sóc cuối đời.

Để xác định tình trạng AFTT, các chuyên gia y tế sẽ xem xét một số yếu tố chính, bao gồm tình trạng kém ăn, sụt cân, mệt mỏi và suy giảm tiến triển chung trong khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của một người.

Các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày (ADL) đánh giá khả năng mặc quần áo, ăn uống, tắm, di chuyển giữa các địa điểm một cách an toàn, tự chải chuốt và vệ sinh cá nhân mà không cần sự hỗ trợ từ người khác.1

Khi họ dần mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân, những người trưởng thành này được xếp vào nhóm đối tượng AFTT (mắc đồng thời nhiều bệnh và suy giảm chức năng). Thông thường, bệnh nhân có tình trạng AFTT có thể mắc một số bệnh nền, nhưng không có một hệ cơ quan cụ thể nào bị suy giảm, theo đó có tiên lượng về bệnh tình nghiêm trọng đưa họ vào nhóm đủ điều kiện được hưởng quyền lợi về chăm sóc cuối đời từ Medicare.

Tại sao AFTT không phải là chẩn đoán?

AFTT được coi là tập hợp các triệu chứng hoặc dấu hiệu suy giảm hơn là một chẩn đoán cụ thể. Tình trạng này thường xuất hiện ở người cao tuổi, vốn đã ốm sẵn và phải đối mặt với các thách thức về tình trạng bệnh lý không đặc trưng, hoặc đang dần mất khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Các yếu tố thường gặp nhất liên quan tới AFTT bao gồm:

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, dù được hỗ trợ dinh dưỡng hoặc có đủ dinh dưỡng
  • Điểm số từ 40% trở xuống trên Thang điểm hiệu suất chăm sóc giảm nhẹ, thay đổi Trạng thái hoạt động Karnofsky2, dùng để phân loại bệnh nhân dựa trên các khả năng hoạt động chức năng của họ từ hoạt động chức năng đầy đủ (100%-80%) đển không thể làm việc nhưng có thể xử lý các nhu cầu cá nhân cơ bản nhất (70%-50%) và xuống tới mức bệnh tình nghiêm trọng/khuyết tật/nhập viện và yêu cầu hỗ trợ hoàn toàn (40%-10%)2

Đối với hệ thống ghi mã của Medicare, AFTT và "tình trạng suy nhược" được ghi thành các mã ICD-9-CM/ICD-10-CM.

Tiếp nhận vào dịch vụ chăm sóc cuối đời đối với AFTT

Do AFTT không phải là một chẩn đoán cụ thể, tình trạng này không được coi là một lý do hợp lệ để bệnh nhận được tiếp nhận vào dịch vụ chăm sóc cuối đời.

Thông thường, các chuyên gia chăm sóc cuối đời sẽ đặt ra một số câu hỏi khác để xác định tính hội đủ điều kiện để tiếp nhận vào dịch vụ chăm sóc cuối đời: "Bệnh nhân đang mắc bệnh tình nghiêm trọng có dành trên 50% thời gian thức của họ để nghỉ ngơi (ví dụ: ngồi hoặc nằm) hay không.

Nếu như vậy, sự hiện diện của một bệnh tình nghiêm trọng có thể coi là cơ sở để tiếp nhận vào dịch vụ chăm sóc cuối đời đối với bệnh nhân cũng có các đặc tính của AFTT. 

Ai hội đủ điều kiện nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời?

Thông thường, bệnh nhân có đủ điều kiện để được chăm sóc cuối đời nếu:

  • Một bác sĩ đã xác định rằng họ đang có bệnh tình nghiêm trọng và tiên lượng từ 6 tháng trở xuống nếu bệnh diễn biến bình thường
  • Bệnh nhân và/hoặc gia đình đã chọn theo đuổi dịch vụ chăm sóc hướng đến việc tạo ra sự thoải mái thay vì chăm sóc điều trị

Bệnh nhân thường được giới thiệu đến dịch vụ chăm sóc cuối đời nếu họ mắc bệnh ung thư tiến triển , bệnh tim, bệnh phổi, bệnh mất trí nhớ/Alzheimer, bệnh gan hoặc bệnh thận giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, hoặc các bệnh tiến triển khác.

1Stanford University School of Medicine, Palliative Care. Adult Failure to Thrive. Nhận được từ: https://palliative.stanford.edu/home-hospice-home-care-of-the-dying-patient/common-terminal-diagnoses/adult-failure-to-thrive/

2National Palliative Care Research Center. Định nghĩa về xếp hạng thang đo trạng thái thang đo hiệu suất Karnofsky Nhận được từ: http://www.npcrc.org/files/news/karnofsky_performance_scale.pdf

Tải xuống miễn phí: Danh mục kiểm tra tính hội đủ điều kiện nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời

BÁC SĨ LÂM SÀNG: ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CỦA CHÚNG TÔI

Tham gia danh sách email của chúng tôi cho hội thảo trực tuyến, tin tức chăm sóc cuối đời và nhiều thông tin khác.