VITAS Advantage: Nghiên cứu điển hình về chăm sóc cấp tính cao dành cho cư dân cộng đồng sinh sống của người cao tuổi
Nghiên cứu điển hình: Bệnh nhân mắc suy tim xung huyết
AF, 84 tuổi, là người đang sống tại viện dưỡng lão, bị suy tim xung huyết và đã phải nhập viện lần thứ ba trong ba tháng qua. Một tuần sau lần nhập viện cuối cùng, trong đó có 3 ngày phải nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt, bà được đưa trở lại khoa cấp cứu trong tình trạng hụt hơi, có các triệu chứng suy tim nặng hơn, hôn mê và sụt cân liên tục.
Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa cấp cứu, gia đình AF đồng ý với kế hoạch xuất viện để chăm sóc cuối đời cho AF tại viện dưỡng lão của bà.
Trong năm tuần tiếp theo, AF nhận được các chuyến thăm khám thường xuyên bởi một chuyên viên chăm sóc cuối đời để chăm sóc cá nhân và một y tá chăm sóc cuối đời nhằm quản lý triệu chứng/thuốc tại viện dưỡng lão và được trò chuyện về mục tiêu chăm sóc và đã đưa đến quyết định về một lệnh không hồi sức (DNR).
Nhóm chăm sóc cuối đời liên ngành đã xây dựng một kế hoạch chăm sóc cá nhân và hỗ trợ nhân viên tại cơ sở trong việc quản lý các triệu chứng tim của AF, bao gồm các cuộc thăm khám của một nhà trị liệu hô hấp chăm sóc cuối đời và một buổi Intensive Comfort Care® trong 24 giờ tại giường bệnh của AF để kiểm soát tình trạng hụt hơi, lo lắng và đau đớn. Một nhân viên xã hội và một giáo sĩ đã hỗ trợ gia đình AF thu xếp chuẩn bị việc tang lễ và giải quyết vấn đề đau buồn dự đoán. Sáu tuần sau khi trở về lại viện dưỡng lão, AF đã qua đời một cách yên bình với gia đình và cháu trai mình bên cạnh.
*Những chữ viết tắt này thể hiện một bệnh nhân được ẩn danh và chỉ dùng cho mục đích hướng dẫn.
Mặc dù phải chịu đựng gánh nặng về những triệu chứng nghiêm trọng, những người sống tại viện dưỡng lão khó có khả năng tiếp cận được chăm sóc cuối đời và chăm sóc giảm nhẹ.
Các tác giả của một báo cáo nghiên cứu đăng trên tờ JAMA Internal Medicine đã cho biết rằng gần 70% số người sống tại các viện dưỡng lão (VDL) trong nhóm nghiên cứu của họ là đủ điều kiện để được chăm sóc giảm nhẹ (CSGN), nhưng chưa một ai được hưởng dịch vụ chăm sóc này và chỉ có hai người đã được đăng ký tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời.
"Tăng cường khả năng tiếp cận [chăm sóc giảm nhẹ] cho những người sống tại các viện dưỡng lão là tối quan trọng."
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, mặc dù hầu hết những người sống tại các viện dưỡng lão cho biết rằng họ có gánh nặng triệu chứng nghiêm trọng và đủ điều kiện cho các dịch vụ CSGN, nhưng họ lại không nhận được bất kỳ dịch vụ CSGN liên ngành chính thức nào”, các tác giả viết. "Thêm vào đó, chỉ 3,8% số người sống tại VDL có tiên lượng được ghi trong MDS [Bộ dữ liệu tối thiểu] là có khả năng sống sót chỉ dưới sáu tháng, một kịch bản khó xảy ra nếu xét đến tình trạng sức khỏe của những người này."
Chăm sóc giảm nhẹ, với trọng tâm là kiểm soát triệu chứng/cơn đau và chăm sóc nhằm mang lại sự thoải mái cho người bệnh ở bất kỳ giai đoạn nào của căn bệnh mãn tính, là một chuyên khoa y tế bao gồm chăm sóc cuối đời.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh dự báo rằng vào 2030, 40% người Mỹ sẽ qua đời tại các VDL. Tuy nhiên, người ta vẫn biết rất ít về nhu cầu CSGN của những người sống tại các VDL, và mặc dù chi phí hàng năm ngày càng gia tăng, song dịch vụ chăm sóc tại VDL "có các dấu hiệu liên quan tới việc kiểm soát triệu chứng kém, mức độ hài lòng của gia đình thấp và việc chuyển đổi chăm sóc phiền toái, không cần thiết trong những tháng cuối đời", các tác giả nhìn nhận.
Các nghiên cứu viên đã phân tích dữ liệu thu thập được vào năm 2015 từ một sáng kiến về chất lượng chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) được thực hiện tại ba viện dưỡng lão ở miền bắc California khi các cơ sở này đang tham gia vào một sáng kiến cải tiến chất lượng mở rộng hơn nhằm giảm tình trạng tái nhập viện. Trong số 228 người sống tại các VLD được nghiên cứu, 157 người (69%) đủ điều kiện nhận dịch vụ CSGN.
Trong số những người đủ điều kiện nhận CSGN nói chung:
- Theo Tổ chức Chăm sóc Cuối đời và Chăm sóc Giảm nhẹ Quốc gia, chẩn đoán phổ biến nhất là bệnh mất trí nhớ Alzheimer/bệnh mất trí nhớ (47,4%), tiếp theo là suy tim xung huyết (23,7%), bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (16,7%) và ung thư (8,3%), đại diện cho bốn trong số năm chẩn đoán ưu tiên hàng đầu cho dịch vụ chăm sóc cuối cùng trong 2018.
- 84,1% có yêu cầu được hỗ trợ tăng cường hoặc hỗ trợ toàn diện trong ≥ 3 hoạt động sống hàng ngày
- 32,7% phải chịu đựng sự đau đớn
- Trung bình số thuốc là 15,2 (khoảng: 3 tới 34)
- 98,7% đã hoàn thành biểu mẫu POLST (Y lệnh điều trị duy trì sự sống) (47,7% điều trị toàn diện; 27,5% điều trị hạn chế; 24,8% điều trị tập trung vào việc mang lại sự thoải mái)
- Gần một nửa (47,9%) trong số họ phải tái nhập viện trong năm qua
- Không một người nào nhận được dịch vụ CSGN
- Chỉ 3,8% có tiên lượng được ghi trong bộ tài liệu MDS là 6 tháng trở xuống và thậm chí số người ghi danh nhận chăm sóc cuối đời thậm chí còn ít hơn (1,3%)
"Việc tăng cường khả năng tiếp cận CSGN cho những người sống tại các viện dưỡng lão là rất quan trọng khi ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định rằng CSGN trong các VDL có liên quan đến sự cải thiện về chất lượng chăm sóc và mức độ hài lòng, nâng cao khả năng kiểm soát triệu chứng và giảm số lần phải đến phòng cấp cứu, đặc biệt khi dịch vụ chăm sóc như vậy được bắt đầu vào các giai đoạn sớm của bệnh", các tác giả viết.
"Việc xác định sớm những người sống tại VDL đủ điều kiện được CSGN có thể giúp các hệ thống y tế xác định mục tiêu của các nỗ lực được tiến hành để đáp ứng các sở thích đã được ghi nhận của bệnh nhân, cải thiện chất lượng kiểm soát triệu chứng, đảm bảo chuyển họ kịp thời sang dịch vụ chăm sóc cuối đời và giảm gánh nặng của quá trình chuyển đổi chăm sóc vào giai đoạn cuối đời."
Các tác giả lưu ý rằng một rào cản lớn đối với việc tiếp cận với CSGN ở các VDL đó là thiếu các bác sĩ lâm sàng được đào tạo về CSGN có khả năng chăm sóc bệnh nhân ở những cơ sở này. Họ đề xuất rằng cần khai thác và thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh từ xa và các chiến lược mới khác nhằm tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ và chăm sóc cuối đời hiện rất cần thiết cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và nghiêm trọng.
Lợi thế của VITAS là hỗ trợ các bệnh nhân có bệnh tình nghiêm trọng được tận hưởng cuộc sống thoải mái, an toàn và độc lập tại nơi ở của mình.
VITAS chuyên về các phương thức phức tạp cho những bệnh nhân cần chăm sóc cấp tính cao, một nguồn lực cho phép cư dân cộng đồng sinh sống của người cao tuổi trải qua những ngày cuối đời trong môi trường ưa thích của họ. Đối với các chuyên gia cộng đồng sinh sống của người cao tuổi, dịch vụ chăm sóc cuối đời tại các cơ sở:
- Đảm bảo rằng những người sống tại các cơ sở này nhận được sự chăm sóc phù hợp với dịch vụ chăm sóc cuối đời mà họ mong ước
- Giảm bớt gánh nặng và căng thẳng cho nhân viên bằng cách kết hợp các nguồn lực chăm sóc cuối đời, chuyên môn, tính sẵn có 24/7 và các thành viên trong nhóm vào kế hoạch chăm sóc hàng ngày của cư dân
- Giảm số lần tái nhập viện hoặc đến khoa cấp cứu của cư dân và cải thiện các chỉ số tổng thể về chất lượng chăm sóc dài hạn và ngắn hạn cũng như sự hài lòng của bệnh nhân/gia đình.
Nguồn: Stephens, C & Hunt, L. (2017) Tính hội đủ điều kiện nhận dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, gánh nặng triệu chứng và xếp hạng chất lượng sống của các bệnh nhân tại các viện dưỡng lão. JAMA Internal Medicine, DOI: 10.1001/jamainternmed.2017.6299