Những câu hỏi thường gặp (FAQ) về Dịch vụ chăm sóc cuối đời
Dịch vụ chăm sóc cuối đời của chúng tôi dành cho cả bệnh nhân là người lớn lẫn trẻ em - những người đang mắc các loại bệnh hiểm nghèo khác nhau. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất mà mọi người thường hỏi về các dịch vụ chăm sóc cuối đời của chúng tôi.
-
Chăm sóc cuối đời là gì?
Chăm sóc cuối đời là một phương thức chăm sóc cho những người bị bệnh nan y bằng cách tập trung vào việc giảm đau và kiểm soát triệu chứng.
Thay vì cố gắng chữa bệnh, chăm sóc cuối đời hướng tới việc mang đến sự thoải mái cho bệnh nhân và gia đình. chăm sóc cuối đời hỗ trợ về tinh thần và tâm linh cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời, cũng như tập trung vào việc mang lại cho bệnh nhân bị bệnh nặng và người thân của họ khoảng thời gian ý nghĩa bên nhau.
-
Ý nghĩa của việc liên lạc dịch vụ chăm sóc cuối đời là gì?
Liên lạc dịch vụ chăm sóc cuối đời nghĩa là bệnh nhân và gia đình đã quyết định ngừng hẳn quá trình chăm sóc chữa bệnh.
Thông thường, bác sĩ xác định rằng khoảng thời gian sống còn lại của bệnh nhân là sáu tháng trở xuống. Hầu hết các phương pháp điều trị và can thiệp y tế không còn hiệu quả, sẽ không chữa khỏi bệnh và/hoặc kéo dài sự đau đớn.
Liên lạc dịch vụ chăm sóc cuối đời đồng nghĩa với việc chuyển giao bệnh nhân từ chuyên gia chữa bệnh và bác sĩ phẫu thuật đến nhóm y tế liên ngành được đào tạo về chăm sóc tạo sự thoải mái, giảm đau, hỗ trợ tâm lý và chất lượng cuộc sống vào giai đoạn cuối đời.
-
Bước đầu tiên để bắt đầu tiếp cận dịch vụ chăm sóc cuối đời là gì?
Bất cứ ai cũng có thể yêu cầu dịch vụ đánh giá tình trạng đủ điều kiện hưởng chăm sóc cuối đời miễn phí. Đôi khi bác sĩ viết giấy giới thiệu hoặc đưa ra một vài tùy chọn rồi để bệnh nhân/gia đình quyết định.
Bác sĩ phải chứng nhận trước nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cuối đời rằng bệnh nhân đủ điều kiện và được tiên lượng khoảng thời gian sống còn lại là 6 tháng trở xuống.
Khi viết thư giới thiệu, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cuối đời sẽ sắp xếp một cuộc hẹn (vào cùng ngày hoặc vào ngày nào thuận tiện cho gia đình) để gặp gỡ bệnh nhân và gia đình. Y tá tiếp nhận sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân, trả lời câu hỏi của gia đình và lập kế hoạch chăm sóc phù hợp với ước nguyện của bệnh nhân/gia đình.
Nếu cuộc thảo luận diễn ra tốt đẹp và gia đình sẵn sàng đưa ra quyết định, họ sẽ ký vào giấy tờ tiếp nhận và nhóm chăm sóc cuối đời sẽ bắt đầu thăm khám.
-
Nhóm chăm sóc cuối đời bao gồm những ai? Bộ phận nào phụ trách việc chăm sóc?
Bệnh nhân được chăm sóc cuối đời tiếp nhận dịch vụ từ một nhóm "liên ngành", nghĩa là các thành viên đến từ các ngành hoặc lĩnh vực khác nhau.
Họ có thể bao gồm bác sĩ, y tá đã đăng ký, chuyên viên chăm sóc cuối đời, nhân viên xã hội, giáo sĩ, quản lý dịch vụ tang chế, tình nguyện viên và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác.
-
Bệnh nhân tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời tại đâu?
Dịch vụ chăm sóc cuối đời thường được cung cấp tại bất cứ nơi nào mà bệnh nhân coi là nhà.
Nhà có thể là nhà ở riêng, cộng đồng chăm sóc dành cho người già hoặc tàn tật hay viện dưỡng lão. Bệnh nhân cũng có thể tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời khi ở trong bệnh viện, hoặc trong một đơn vị chăm sóc cuối đời nội trú.
-
"Cấp độ chăm sóc" của chăm sóc cuối đời là gì?
Cấp độ chăm sóc là các mức độ chăm sóc cuối đời cụ thể nhằm giải quyết các nhu cầu khác nhau của bệnh nhân và gia đình.
Medicare yêu cầu mọi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cuối đời đáp ứng bốn cấp độ chăm sóc riêng biệt. Các cấp độ này bao gồm:
- Chăm sóc cuối đời thường quy tại nhà
- Các ca trực kiểm soát triệu chứng cấp tính bên giường bệnh trong tối đa 24 giờ/ngày theo các hướng dẫn của Medicare. VITAS gọi đây là Intensive Comfort Care®, hay còn gọi là "chăm sóc liên tục".
- Chăm sóc cho bệnh nhân nội trú toàn thời gian khi không thể kiểm soát các triệu chứng tại nhà.
- Chăm sóc hỗ trợ tạm thời cho bệnh nhân nội trú dành cho bệnh nhân khi người thân chăm sóc cho họ đi xa từ 1-5 ngày.
-
Nếu dịch vụ chăm sóc cuối đời là dành cho người sắp mất, liệu việc chọn chăm sóc cuối đời có đồng nghĩa với việc từ bỏ hy vọng về người thân của tôi không?
Không. Khi lựa chọn điều trị cho một căn bệnh gây mệt mỏi hoặc không còn tác dụng điều trị, chăm sóc cuối đời mang đến một lựa chọn để mọi người sống thoải mái, bình yên và gìn giữ sự tôn nghiêm cá nhân mà không cần chăm sóc chữa bệnh nữa.
Chăm sóc cuối đời không có nghĩa là từ bỏ, mà là cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua việc không còn bị đau đớn, được sống bên gia đình và thoải mái tại nhà.
-
Khi nào là thời điểm tìm đến dịch vụ chăm sóc cuối đời?
Dịch vụ chăm sóc cuối đời có thể bắt đầu khi bác sĩ xác định rằng khoảng thời gian sống còn lại theo dự kiến của bệnh nhân chưa tới sáu tháng.
Bệnh nhân nên cân nhắc tới dịch vụ chăm sóc cuối đời khi các biện pháp điều trị y tế không thể chữa trị cho căn bệnh của họ nữa và/hoặc gánh nặng triệu chứng trầm trọng hơn so với lợi ích có được từ biện pháp điều trị.
-
Sự khác biệt giữa chẩn đoán và tiên lượng là gì?
Chẩn đoán là khi xác định được căn nguyên của bệnh tật (vd. cảm lạnh thông thường, viêm phổi, ung thư phổi v.v.) Tiên lượng là một dự đoán về cách thức tiến triển của bệnh tật.
Trong trường hợp những người mắc bệnh nan y, tiên lượng thường là ước tính của bác sĩ về thời gian tiển triển của bệnh trước khi bệnh nhân mất.
-
Có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân có thể sắp cần đến dịch vụ chăm sóc cuối đời hay không?
Khi gánh nặng điều trị vượt lên các lợi ích và/hoặc bệnh nhân đã nhiều lần phải nhập viện trong những tháng vừa qua, đó là lúc họ có thể sắp cần đến chăm sóc cuối đời.
Những dấu hiệu khác gồm có:
- Nhiều lần phải đến phòng cấp cứu
- Cơn đau không thuyên giảm
- Viêm nhiễm thường xuyên
- Chức năng cơ thể và ăn uống đột ngột hoặc dần dần suy giảm
- Sụt cân/khó nuốt
- Khó thở/ lệ thuộc vào liệu pháp thở ô-xy
-
Tiêu chuẩn để được tiếp nhận chăm sóc cuối đời?
Một bệnh nhân đủ điều kiện tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời khi căn bệnh của họ ở giai đoạn cuối, nghĩa là bác sĩ đã xác định rằng họ có thể chết trong vòng sáu tháng nếu bệnh tiếp tục tiến triển như dự kiến.
Có các hướng dẫn y tế phù hợp với bệnh của bệnh nhân và giúp bác sĩ giới thiệu sang chăm sóc cuối đời.
-
Tần suất thăm khám của bác sĩ hoặc y tá chăm sóc cuối đời?
Y tá chăm sóc cuối đời tạo kế hoạch chăm sóc với thông tin đầu vào từ bệnh nhân và gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
Kế hoạch này xác định tần suất thăm khám của bác sĩ, y tá và những người khác thuộc nhóm chăm sóc cuối đời.
-
Bác sĩ của tôi vẫn có thể là bác sĩ của tôi nếu tôi tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời chứ?
Có.
Các thành viên nhóm và bác sĩ chăm sóc cuối đời hợp tác cùng với bác sĩ của quý vị nhằm đảm bảo mọi nhu cầu về tinh thần và chăm sóc y tế của quý vị đều được đáp ứng và rằng hoạt động chăm sóc cho quý vị đang được triển khai phù hợp. Bác sĩ của quý vị lựa chọn mức độ tham gia trong hoạt động chăm sóc dành cho quý vị.
-
Gia đình chúng tôi sẽ có quyền đưa ra ý kiến về việc chăm sóc mẹ tôi nếu bà được chăm sóc cuối đời chứ?
Có.
Ý kiến của gia đình rất quan trọng và đó chính là điểm tựa giúp lập kế hoạch chăm sóc hiệu quả nhất cho mẹ của quý vị.
-
Nếu bệnh nhân được chăm sóc cuối đời có nhu cầu đặc biệt thì sẽ thế nào?
Kế hoạch chăm sóc cuối đời được điều chỉnh cho từng cá nhân bệnh nhân để đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân.
Nếu cần đến thiết bị (ví dụ xe lăn, thiết bị nâng, thanh treo hỗ trợ di chuyển, v.v.) hoặc liệu pháp điều trị đặc biệt (ví dụ trị liệu hô hấp, vật lý trị liệu, v.v), nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cuối đời cung cấp những giải pháp cho nhu cầu này chung trong các dịch vụ của cơ sở. Hoặc các nhu cầu có thể là dành cho việc thực hành tôn giáo, một người, một gia đình hoặc truyền thống văn hóa cụ thể, một ngôn ngữ không phải là tiếng Anh hoặc một tình huống riêng khác. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cuối đời giải quyết các nhu cầu riêng biệt của từng bệnh nhân.
-
Nếu thành viên gia đình tôi cần thiết bị đặc biệt thì sẽ thế nào?
Dịch vụ chăm sóc cuối đời có thể cung cấp thiết bị cần thiết cho kế hoạch chăm sóc của bệnh nhân.
Bệnh nhân được chăm sóc cuối đời có thể cần đến ô-xy, thiết bị nâng đặc biệt qua giường, ghế bô cạnh giường, cung cấp vật dụng y tế cho bệnh nhân không kiểm soát được việc vệ sinh cá nhân hoặc thuốc men có liên quan tới căn bệnh nan y của họ. Đôi khi một chiếc giường bệnh viện hoặc ghế Geri sẽ giúp việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà trở nên dễ dàng hơn cho người chăm sóc trong gia đình.
Thuốc men, vật dụng y tế và "thiết bị y tế lâu bền" là một phần trong kế hoạch chăm sóc của nhóm chăm sóc cuối đời dành cho bệnh nhân và sẽ được dịch vụ chăm sóc cuối đời cung cấp miễn phí. Vì gia đình là một phần của nhóm chăm sóc cuối đời, nên họ cần được tham gia vào các cuộc thảo luận về kế hoạch chăm sóc và những gì bệnh nhân được chăm sóc cuối đời cần để có được thoải mái.
-
Ai sẽ nói chuyện với chúng tôi về người thân của mình khi chúng tôi có người thân được chăm sóc cuối đời? Ai sẽ thường xuyên cập nhật tình hình cho chúng tôi?
Quý vị sẽ luôn được cập nhật tình hình về tình trạng bệnh của người thân của quý vị.
Quý vị sẽ luôn được cập nhật tình hình về tình trạng bệnh của người thân của quý vị. Y tá chăm sóc cuối đời chính sẽ giải đáp mọi thắc mắc mà quý vị đưa ra, nói cho quý vị biết về việc chăm sóc và tiến triển của người thân của quý vị và thông báo trước với quý vị về những gì sẽ có thể xảy ra.
-
Nếu tôi có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia, tại sao tôi còn cần tới dịch vụ chăm sóc cuối đời?
Chăm sóc cuối đời cung cấp nhiều dịch vụ mà dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia không có, chẳng hạn như thuốc kê toa, thiết bị y tế và những lần thăm khám của các nhân viên chăm sóc sức khỏe liên ngành.
Thông thường thì mục đích của dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia là giúp bệnh nhân trở nên độc lập hơn và tần suất thăm khám sẽ giảm đi khi tình trạng bệnh của bệnh nhân được cải thiện. Mục tiêu của chăm sóc cuối đời là nhằm giúp bệnh nhân thấy thoải mái khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Các dịch vụ chăm sóc cuối đời thay đổi để phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân.
-
Mẹ tôi đã ở trong viện dưỡng lão. Tại sao bà ấy còn cần dịch vụ chăm sóc cuối đời ở đó nữa?
Chăm sóc cuối đời có thể cung cấp trợ giúp bổ sung.
Viện dưỡng lão chú trọng đến việc chăm sóc hàng ngày thường quy và phục hồi chức năng. Những người sống tại viện dưỡng lão đang tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời sẽ được hỗ trợ tùy chỉnh thêm theo kế hoạch chăm sóc cho họ, kế hoạch này tập trung vào các nhu cầu cuối đời về thể chất, tinh thần và tâm linh của bệnh nhân và gia đình họ.
-
Tại sao tôi nên sử dụng dịch vụ chăm sóc cuối đời cho con mình? Chẳng phải chăm sóc cuối đời là dành cho người già sao?
Chăm sóc cuối đời là dịch vụ dành cho bất kỳ ai đang mắc bệnh giai đoạn cuối.
Từ trẻ sơ sinh cho tới người trưởng thành hay người cao tuổi, dịch vụ chăm sóc cuối đời mang đến chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân khi họ ở gần giai đoạn cuối đời cũng như hỗ trợ dành cho những người đang chăm sóc bệnh nhân.
-
Dịch vụ chăm sóc cuối đời có chăm sóc 24/7 cho cha tôi không? Tôi vẫn cần chăm sóc ông ấy chứ?
Có, quý vị sẽ luôn là người chăm sóc chính của ông ấy.
Chăm sóc cuối đời có thể hỗ trợ chăm sóc nhằm chia sẻ bớt trách nhiệm chăm sóc với những lần thăm khám thường xuyên và hướng dẫn từ nhóm chăm sóc cuối đời.
-
Chăm sóc cuối đời là gì?
Chăm sóc khi một ai đó gần ở giai đoạn cuối đời tập trung vào việc mang đến sự thoải mái hơn là chữa trị.
Đó là hình thức chăm sóc chấp nhận rằng tình trạng bệnh nhân đang suy giảm và rằng mọi nỗ lực nhằm đảo ngược tiến trình bệnh giai đoạn cuối đời của họ là vô ích hoặc những tác dụng phụ còn nhiều hơn lợi ích có thể có. Bệnh nhân mắc bệnh nan y và lựa chọn chăm sóc tạo sự thoải mái, hay còn gọi là chăm sóc giảm nhẹ.
-
"Chăm sóc tạo sự thoải mái" là gì?
Chăm sóc tạo sự thoải mái tập trung vào việc mang đến sự thoải mái và giảm nhẹ các triệu chứng chứ không chú ý tới việc chữa hoặc điều trị bệnh.
Chăm sóc tạo sự thoải mái giải quyết tất cả các nhu cầu về thể chất, tinh thần và tâm linh cho bệnh nhân và gia đình họ.
-
Chăm sóc giảm nhẹ là gì?
Chăm sóc giảm nhẹ là chăm sóc hỗ trợ giúp giảm nhẹ các triệu chứng, căng thẳng về thể chất và tinh thần do căn bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh nặng ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh gây ra.
Chăm sóc giảm nhẹ có thể được cung cấp đồng thời với các liệu pháp chữa bệnh và điều trị. Các chuyên gia thuốc giảm nhẹ kiểm soát cơn đau, kiểm soát các triệu chứng, hỗ trợ các quyết định y tế khó khăn về các biện pháp điều trị khác nhau, điều phối hoạt động chăm sóc với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác và thảo kế hoạch chăm sóc dựa trên các ưu tiên và ước nguyện của bệnh nhân.
Chăm sóc giảm nhẹ có thể được cung cấp tại gia hoặc ở các môi trường khác, bao gồm bệnh viện hoặc các cơ sở điều dưỡng chuyên môn. Nhóm chăm sóc giảm nhẹ có thể gồm bệnh nhân, người chăm sóc, bác sĩ, y tá, dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia vật lý trị liệu hoặc trị liệu cơ năng, nhân viên xã hội, giáo sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác khi cần.
-
Chăm sóc hỗ trợ tạm thời là gì?
Chăm sóc hỗ trợ tạm thời cung cấp khoảng thời gian tạm nghỉ hoặc "nghỉ ngơi" cho các thành viên gia đình và người chăm sóc đang chăm sóc cho người thân đang tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời.
Ví dụ một cô con gái đang chăm sóc mẹ mình bị mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer có thể cần một vài ngày xả hơi hoặc đi thăm gia đình tránh căng thẳng vì phải chăm sóc 24/7 liên tục.
Chăm sóc hỗ trợ tạm thời khi chăm sóc cuối đời (tiếng Anh đọc là RESS-pit) là yêu cầu bắt buộc theo quyền lợi về chăm sóc cuối đời từ Medicare, theo đó người chăm sóc cho tất cả các đối tượng thụ hưởng cần được nghỉ ngơi tối đa năm ngày, đêm liên tục. Dịch vụ sẽ thu xếp đưa bệnh nhân được chăm sóc cuối đời vào cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc 24 giờ (vd. viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc điều dưỡng chuyên môn, bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc cuối đời) mà không cần phải đáp ứng các tiêu chí chăm sóc cho bệnh nhân nội trú truyền thống hoặc kiểm soát triệu chứng.
-
Quý vị có thể tới nói chuyện với chị gái tôi về dịch vụ chăm sóc cuối đời mà không đề cập tới bệnh ung thư hay cái chết không? Bà ấy chưa biết.
Các chuyên gia về chăm sóc cuối đời được đào tạo đặc biệt để thảo luận những vấn đề nhạy cảm với bệnh nhân và người thân của họ.
Thường thì một đại diện dịch vụ chăm sóc cuối đời sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách hỏi bệnh nhân về những gì bác sĩ đã nói với họ và bệnh nhân hiểu gì về bệnh của họ. Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp vị đại diện này xác định từ ngữ cần dùng khi trao đổi.
-
Nếu sức khỏe bệnh nhân cải thiện trong khi được chăm sóc cuối đời thì sẽ thế nào?
Dịch vụ chăm sóc cuối đời phải chuyển bệnh nhân ra khỏi danh sách được hưởng dịch vụ khi căn bệnh hoặc tình trạng bệnh tiềm ần của bệnh nhân không còn được coi là nan y nữa.
Bệnh nhân thường có cải thiện khi tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời, vì ưu tiên chăm sóc của họ chuyển sang tạo sự thoải mái, giảm đau, kiểm soát triệu chứng và chất lượng cuộc sống. Họ vẫn mắc căn bệnh giai đoạn cuối, nhưng các triệu chứng của họ được cải thiện tới mức họ không còn đủ điều kiện để nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời nữa.
Các bệnh nhân có thể hủy bỏ dịch vụ chăm sóc cuối đời vì bất kỳ lý do gì và vào bất cứ lúc nào. Bệnh nhân cũng có thể quay lại chăm sóc cuối đời bất cứ lúc nào, miễn rằng bác sĩ của họ tái xác nhận về tính hội đủ điều kiện của họ.
-
Chỉ dẫn trước là gì?
Chỉ dẫn trước là một tài liệu pháp lý cho phép quý vị chỉ dẫn trước cho hoạt động chăm sóc mà quý vị sẽ tiếp nhận ở một thời điểm nào đó trong tương lai.
Chỉ dẫn này thường quan trọng khi bệnh nhân gần kề giai đoạn cuối đời, đây là lúc nhiều người không còn có thể nói lên ý kiến của bản thân nữa. Việc hoàn thành một chỉ dẫn trước đòi hỏi quý vị cần cân nhắc các tùy chọn của mình và đưa ra quyết định từ lúc này, khi quý vị còn đang khỏe mạnh, về những gì quý vị muốn hoặc không muốn nếu quý vị mắc bệnh nặng và không thể khỏe lên được nữa.
Chỉ dẫn trước gồm các dạng khác nhau và khác nhau tùy theo tiểu bang. Tài liệu này có thể được gọi là Giấy ủy quyền chăm sóc sức khỏe, Ý nguyện trị liệu, Năm ước nguyện, Giấy ủy quyền về y tế, Đại diện chăm sóc sức khỏe, Chỉ dẫn của tôi, Lập kế hoạch chăm sóc trước, v.v.
-
Chuyện gì xảy ra sau khi người thân tôi qua đời?
Một thành viên trong nhóm chăm sóc cuối đời của quý vị sẽ giải đáp các thắc mắc và giúp thu xếp mọi việc.
Lý tưởng là một thành viên trong nhóm chăm sóc cuối đời của quý vị sẽ có mặt bên giường bệnh vào thời điểm người thân của quý vị qua đời, có thể giải thích các giai đoạn tử vong, thực hiện các cuộc gọi cần thiết, lo vệ sinh cơ thể cho người vừa qua đời và hỗ trợ gia đình trong vài tiếng đầu tiên. Thành viên đó sẽ thu xếp để chuyển người vừa qua đời đi, hoặc nếu gia đình muốn chờ, có lẽ đến khi một thành viên gia đình về đến nơi thì họ cũng có thể giúp thu xếp mọi việc.
Nếu không có thành viên nào trong nhóm có mặt tại thời điểm người thân quý vị qua đời, họ sẽ sớm có mặt khi quý vị gọi điện báo cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cuối đời.
-
Thế còn chuyện đau buồn và những vấn đề cảm xúc khác thì sao? Dịch vụ chăm sóc cuối đời có giải quyết những vấn đề đó không?
Dịch vụ chăm sóc cuối đời tuyển dụng các chuyên gia hỗ trợ tang chế để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới chuyện đau buồn.
Các loại đau buồn gồm đau buồn dự đoán và tiến trình đau buồn sau cái chết. chăm sóc cuối đời cung cấp các dịch vụ tang chế cho gia đình tới 13 tháng sau khi người thân của họ qua đời.